Mẫu đơn xin thay thế học phần được sử dụng phổ biến đối với học sinh, sinh viên. Vậy, mẫu đơn xin thay thế học phần được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin thay thế học phần là gì?
Ngày nay, việc đào tạo theo học phần rất phổ biến ở các trường đại học, giúp sinh viên chủ động hơn trong việc học, không cần thụ động đợi nhà trường sắp xếp thời gian, môn học. Sinh viên sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Ngoài ra, sinh viên còn có cơ hội được học những môn học tự chọn ở những chuyên ngành khác mà họ yêu thích, đa dạng hơn lượng kiến thức đào tạo. Đơn xin học môn thay thế là mẫu đơn được học sinh, sinh viên lập ra và gửi lên Ban Giám hiệu nhà trường về việc xin được thay thế môn học. Nội dung trong mẫu đơn cần trình bày rõ thông tin của người làm đơn, môn học phần thay thế, lý do xin thay thế.
Học phần được hiểu đơn giản là toàn bộ khối lượng kiến thức mà sinh viên phải tích lũy trong một quá trình nhất định, kiến thức trong mỗi học phần sẽ được sắp xếp theo nội dung của từng môn học hoặc được kết cấu dưới dạng nhiều môn học có nội dung tương tự, liên quan thành một môn học mới.
Mẫu đơn xin được thay thế học phần là mẫu đơn được lập ra để xin được thay thế học phần. Mẫu đơn nêu rõ thông tin của người làm đơn, học phần được thay thế… Sau khi lập đơn phải có xác nhận của người làm đơn và đóng dấu của trưởng bộ môn, trưởng khoa thì biên bản mới có giá trị.
2. Mẫu đơn xin thay thế học phần:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
——————–
ĐƠN THAY THẾ HỌC PHẦN
Kính gửi: – ……
Tôi tên: ……; MSSV: ……
Ngày tháng năm sinh…; Nam/Nữ: ….
Lớp/Ngành:……; Khóa …….
Nay tôi làm đơn này xin thay thế môn học, cụ thể như sau:
Học phần trong chương trình đào tạo | Học phần thay thế | ||||||
TT | MSHP | Tên môn | TC | TT | MSHP | Tên môn | TC |
……., ngày…tháng…năm…
XÁC NHẬN CỐ VẤN HỌC TẬP
TRƯỞNG BỘ MÔN
(Ký tên và đóng dấu)
NGƯỜI VIẾT ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
DUYỆT TRƯỞNG KHOA
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin thay thế học phần
– Phần mở đầu:
+ Ghi đầy đủ các thông tin bao gồm Quốc hiệu, tiêu ngữ.
+ Tên biên bản cụ thể là đơn thay thế học phần.
– Phần nội dung chính của biên bản:
+ Thông tin nơi nhận biên bản.
+ Thông tin của người làm đơn.
+ Thông tin môn học xin xét duyệt.
– Phần cuối biên bản:
+ Thời gian và địa điểm lập đơn.
+ Xác nhận cố vấn học tập.
+ Ký tên và đóng dấu của trưởng bộ môn.
+ Ký và ghi rõ họ tên của người làm đơn.
+ Ký tên và đóng dấu của trưởng khoa.
4. Khái niệm, phân loại, ý nghĩa của học phần:
– Định nghĩa:
Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ 2007 quy định về Học phần và tín chỉ có nội dung như sau:
“Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần phải gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần phải được ký hiệu bằng một mã số riêng do trường quy định.”
Như vậy, học phần được hiểu là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích lũy trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Mỗi một học phần của sinh viên có thể kết hợp tổ hợp nhiều môn học tạo nên. Hoặc sẽ có sự kết hợp và thiết kế giáo trình, bài giảng để tạo thành một môn học mới. Điều này sẽ giúp sinh viên dễ dàng hơn trong việc đăng ký học phần khác nhau. Mỗi học phần sẽ có một mã kí tự khác nhau tùy vào sự phân chia của nhà trường.
– Phân loại:
Hiện nay hệ thống học phần nói chúng và học phần tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp… nói riêng có 5 loại học phần chính, bao gồm:
+ Học phần bắt buộc:
Là loại hình học phần mà nhà trường quy định bắt buộc đối với tất cả mọi sinh viên. Mọi sinh viên đều phải đăng ký và hoàn thành toàn bộ số tín chỉ trong những học phần đó. Những nội dung bài giảng trong học phần bắt buộc thường những nội dung quan trọng, chính yếu nhất của chương trình học nên bắt buộc các sinh viên cần phải tích lũy.
+ Học phần tự chọn bắt buộc: Là những học phần mà hệ thống bài giảng là những nội dung chính yếu của chương trình học. Nhà trường sẽ đưa ra danh sách các học phần tự chọn bắt buộc để sinh viên lựa chọn đăng ký. Yêu cầu sinh viên phải đăng ký một hoặc một số học phần trong danh sách các học phần đã được nhà trường công bố để tích lũy. Số lượng học phần tự chọn bắt buộc do quy định riêng của mỗi trường.
+ Học phần tự chọn tự do: Đối với học phần này, sinh viên được tự do đăng ký nếu có nhu cầu học hoặc không đăng ký nếu không có nhu cầu. Tùy vào ý chí và sự yêu thích của từng cá nhân, sinh viên sẽ lựa chọn các học phần khác nhau.
+ Học phần thay thế: Học phần thay thế được sử dụng thay thế cho một học phần có trong chương trình đào tạo của khóa trước nhưng khóa sau không còn tổ chức giảng dạy nữa, sinh viên bắt buộc phải chọn một học phần khác thay thế cho học phần đã bị hủy để tích lũy, hoặc là một học phần tự chọn thay cho một học phần tự chọn khác mà sinh viên học nhưng không đạt, phải học lại để cải thiện điểm số. Ngoài ra, học phần thay thế còn được đáp ứng trong trường hợp cùng một học phần nhưng số tín chỉ của khóa sau ít hơn khóa trước.
+ Học phần tương đương: Học phần tương đương là một hay một nhóm học phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại Trường hoặc trường khác, được phép tích lũy để thay cho một hay một nhóm học phần trong chương trình đào tạo của ngành đào tạo.
– Những nguyên nhân nợ học phần:
Đối với bất kỳ người nào từng bước qua thời kì sinh viên thì việc nợ học phần là một trong những điều chẳng còn lạ lẫm gì. Đa số ai đã từng làm sinh viên sẽ ít nhất sẽ một lần từng nợ học phần. Việc nợ học phần có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
+ Phổ biến nhất chắc có lẽ là do thi trượt. Trong quá trình thi cử, có thể do chưa học kỹ hoặc còn chưa ôn tập đủ, sinh viên không đạt đủ điểm để qua môn.
+ Việc nợ học phần do thi trượt là khi sinh viên không đủ số điểm tối thiểu để qua học phần đó. Tùy từng trường sẽ có những quy định riêng về vấn đề nợ học phần của sinh viên.
+ Các hình thức gian lận, trao đổi trong quá trình thi cử, kiểm tra.
+ Đôi khi, cũng có trường hợp nợ học phần do sinh viên chưa đóng đủ tiền học phí. Với nhiều trường khi đóng đủ học phí sinh viên mới đủ điều kiện tham dự kì thi kết thúc học phần. Tuy nhiên, do hoàn cảnh nhiều sinh viên quá thời hạn nộp học phí dẫn đến việc không được thi và nợ học phần đó.
– Vai trò của việc đào tạo và giáo dục theo học phần:
Việc giáo dục và đào tạo theo hệ thống tín chỉ phân ra thành nhiều học phần đã đem đến rất nhiều lợi ích cho cả nhà trường và người học, cụ thể như sau:
+ Thứ nhất: Phương thức đào tạo theo học phần tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Người học được chủ động lựa chọn học phần để theo học theo nhu cầu, sở thích của cá nhân mà không bị gò ép theo những môn học mà bản thân không muốn học. Từ đó giúp nâng cáo chất lượng đào tạo hơn.
+ Thứ hai: Phương thức này thể hiện độ mềm dẻo và linh hoạt về môn học. Chương trình đào tạo theo học phần tính chỉ bao gồm học phần bắt buộc (thuộc khối kiến thức chung) và học phần tự chọn (thuộc khối kiến thức chuyên ngành). Sinh viên có thể tham khảo ý kiến của giảng viên hoặc cố vấn học tập để chọn ra những môn học phù hợp với mình, để hoàn thành những yêu cầu cho một văn bằng và để phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai của bản thân.
+ Thứ ba: Phương thức có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian học tại trường. Sinh viên được cấp bằng khi đã tích lũy được đủ số lượng tín chỉ do trường quy định. Do vậy, họ có thể hoàn thành những điều kiện để được cấp ằng tùy theo khả năng và nguồn lực (thời lực, tài lực, sức khỏe,…) của cá nhân.
+ Thứ tư: Phương thức đào tạo này sẽ đạt hiểu quả cao về mặt quản lý và giảm giá thành đào tạo. Vì kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ không phải theo năm học, vậy việc chưa đạt một học phần nào đó không cản trở quá trình học tiếp tục, sinh viên không bị buộc phải quay lại học từ đầu tất cả các môn mà chỉ học lại riêng học phần chưa đạt.