Khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã công bố quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế thì người nộp thuế vẫn được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà cá nhân, tổ chức muốn lùi thời hạn kiểm tra thuế thì phải làm đơn gửi Chi cục thuế quận( huyện) để được giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Đơn xin gia hạn kiểm tra thuế là gì?
Đơn xin gia hạn kiểm tra thuế là văn bản hành chính cá nhân, tổ chức vì lý do bất khả kháng nào đó có yêu cầu với Chi cục Thuế quận/huyện lùi thời gian kiểm tra thuế trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Do đây là mẫu đơn hành chính nên người làm đơn cần phải chú ý đến nội dung và hình thức sao cho chính xác và đầy đủ nội dung.
Đơn xin gia hạn kiểm tra thuế là văn bản ghi chép về các thông tin của cá nhân xin gia hạn kiểm tra Thuế và lý do tại sao lại làm đơn xin gia hạn kiểm tra thuế. Đơn xin gia hạn kiểm tra thuế sẽ do Chi cục Thuế quận/huyện tiếp nhận và thực hiện thủ tục lùi thời gian kiểm tra thuế cho cá nhân đó.
2. Mẫu đơn xin gia hạn kiểm tra thuế:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-o0o———-
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm…..
ĐƠN XIN GIA HẠN KIỂM TRA THUẾ
Kính gửi: CHI CỤC THUẾ QUẬN/HUYỆN…
Tôi tên là…Sinh ngày:…
Giấy chứng minh nhân dân số: …… cấp ngày…/…/… tại……
Hộ khẩu thường trú: …
Chỗ ở hiện nay: …
Hiện đang là Người đại diện theo pháp luật Công ty…. (có thể là Đại diện theo ủy quyền hoặc một chức vụ nào đó…….)
Trụ sở công ty:….
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: … do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố………….. cấp ngày …/…/…
Mã số thuế: ……
Số điện thoại: ……
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan một nội dung như sau:
Từ khi hoạt động cho đến nay, Công Ty … luôn chấp hành đúng các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động của Công ty và luôn thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Ngày …../…../…, Công ty chúng tôi nhận được Quyết định số …………/QĐ-CCT ngày …/…/… về việc kiểm tra thuế tại doanh nghiệp chúng tôi. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện tại, Công ty chúng tôi không thể đáp ứng các điều kiện cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra thuế của cơ quan thuế, cụ thể:
Kế toán của Công ty chúng tôi đang trong thời gian nghỉ sinh theo
Theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 51
Theo quy định tại Luật quản lý thuế năm 2019 :
“1. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
c) Gia hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;”
Bởi vậy, bằng công văn này, Công ty chúng tôi kính đề nghị Quý Chị cục gia hạn thời gian kiểm tra thuế tại công ty chúng tôi.
Thời gian đề nghị gia hạn: đến ngày …/…/…
Công ty chúng tôi cam kết sự trung thực về các thông tin kể trên và sẽ hợp tác tốt nhất với quý chi cục tại thời điểm kiểm tra thuế. Kính mong Quý Chi cục tạo điều kiện giúp đỡ Công ty.
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý Công ty các tài liệu sau:
–Danh sách báo giảm thai sản;
– Giấy ra viện;
– Giấy khai sinh;
–
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
(Kí và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn đơn xin gia hạn kiểm tra thuế:
Phần kính gửi sẽ sẽ ghi cụ thể tên của chi cục thuế quận, huyện có thẩm quyền giải quyết.
Phần nội dung của đơn xin gia hạn kiểm tra thuế:
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết. Các thông tin đó phải thật chính xác, chi tiết và đúng với sự thật, nếu sai sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
+ Người làm đơn sẽ trình bày ngắn gọn lý do tại sao lại xin gia hạn kiểm tra thuế, lý do phải thật chính đáng, phù hợp với quy định của pháp luật.
+ Cung cấp những tài liệu kèm theo đơn xin gia hạn kiểm tra thuế:
– Danh sách báo giảm thai sản;
– Giấy ra viện;
– Giấy khai sinh;
–
Cuối đơn xin gia hạn kiểm tra thuế người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Quy định về kiểm tra thuế:
Căn cứ vào Luật Quản lý thuế 2019 thì Nguyên tắc kiểm tra thuế sẽ bao gồm những nguyên tắc sau:
+ Tuân thủ quy định của Luật Quản lý thuế 2019, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
+ Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
+ Khi kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra..
+ Việc kiểm tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
4.1. Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế:
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế được thực hiện trên cơ sở hồ sơ thuế của người nộp thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Công chức thuế được giao nhiệm vụ kiểm tra thuế căn cứ vào mức độ rủi ro về thuế của hồ sơ thuế được phân loại từ cơ sở dữ liệu công nghệ thông tin hoặc theo phân công của thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện phân tích hồ sơ thuế theo mức độ rủi ro về thuế để đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế hoặc xử lý theo quy định;
+ Kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan hải quan được thực hiện nhằm kiểm tra, đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với thông tin, tài liệu có liên quan, quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của cơ quan hải quan thì thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.
+ Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế được quy định như sau:
– Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan mà phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
-Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế không thu thì cơ quan quản lý thuế
– Trường hợp hết thời hạn theo
4.2. Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế:
Kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế; kiểm tra sau hoàn thuế đối với hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước;
+ Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 109 của Luật này;
+ Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
+ Trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
+ Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
+ Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
+ Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
4.3. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế được quy định như sau:
– Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế;
– Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;
Căn cứ pháp lý:
– Luật Quản lý thuế 2019.