Một tổ chức hành nghề luật sư muốn thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn thì phải thực hiện viết đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam gửi Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Mục lục bài viết
1. Đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam là gì?
Đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam là mẫu đơn hành chính do tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài lập ra gửi đến Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) để được giải quyết.
Lưu ý khi thành lập công ty luật:
Pháp luật còn quy định rất chặt chẽ về thành viên của công ty luật như sau:
+ Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập, công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
+ Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
+ Các thành viên công ty luật hợp danh hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
* Tên của công ty luật hợp danh hay công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của
Đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam là văn bản hành chính ghi nhận những thông tin của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và việc đề nghị thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam. Đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam là căn cứ để Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ( Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) thực hiện việc tiếp nhận đơn và chấp thuận việc thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam.
2. Mẫu đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam:
Tên tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
Tên tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam
Tỉnh (thành phố)……, ngày…. tháng…. năm ……
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP CÔNG TY LUẬT TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chúng tôi gồm: (tên đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài) ….
Quốc tịch:…. Thành lập ngày…… tháng…… năm …..
Địa chỉ trụ sở chính: ….
Tel: ……. Fax: …
Email:…..Website: …………
Và: (tên đầy đủ của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam)…………
Giấy đăng ký hoạt động số:……….do Sở Tư pháp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) cấp ngày……/……/….
Địa chỉ trụ sở chính: …………….
Tel:………. Fax: ………
Email:…. Website: ………Xin phép thành lập Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam với các nội dung sau đây:
Tên đầy đủ của Công ty luật: ………
Trụ sở của Công ty luật đặt tại tỉnh (thành phố): ……
Lĩnh vực hành nghề:………..
Thời hạn hoạt động: …………
Họ và tên luật sư – Giám đốc Công ty luật: ……..
Họ và tên luật sư – Phó Giám đốc Công ty luật: …….
Số lượng luật sư nước ngoài, luật sư Việt Nam, nhân viên Việt Nam và nhân viên
nước ngoài dự kiến làm việc tại Công ty: …..
Chúng tôi cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Công ty.
Người đứng đầu Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Người đứng đầu Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu, nếu có)
3. Hướng dẫn viết đơn đề nghị thành lập công ty luật TNHH tại Việt Nam:
Phần kính gửi của đơn đề nghị thành lập công ty Luật trách nhiệm tại Việt Nam thì cần ghi rõ tên Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền (Bộ trưởng Bộ Tư pháp Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
Phần nội dung của đơn đề nghị thành lập công ty Luật trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam:
+ Yêu cầu cung cấp đầy đủ những thông tin về tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài và tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và thông tin về Công ty luật trách nhiệm hữu hạn dưới hình thức liên doanh tại Việt Nam.
+ Các bên sẽ cam kết tuân thủ pháp luật Việt Nam và hoạt động đúng với nội dung ghi trong Giấy phép thành lập Công ty.
Cuối đơn đề nghị thành lập công ty Luật trách nhiệm hữu hạn tại Việt Nam là sự xác nhận của Người đứng đầu Tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam và Người đứng đầu Tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài.
4. Quy định về công ty trách nhiệm hữu hạn:
4.1. Quyền của doanh nghiệp:
Quy định cụ thể tại Điều 7, Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
4.2. Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn:
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên.
+ Bản sao các giấy tờ sau đây:
– Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
– Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.
– Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
4.3. Quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật Doanh nghiệp 2020.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cơ cấu tổ chức quản lý công ty
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 phải thành lập Ban kiểm soát; các trường hợp khác do công ty quyết định.
3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên là người đại diện theo pháp luật của công ty.
4.4. Quy định về Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu:
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
+ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Đối với công ty có chủ sở hữu công ty là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp khác do công ty quyết định. Cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc, tiêu chuẩn, điều kiện, miễn nhiệm, bãi nhiệm, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên thực hiện tương ứng theo quy định tại Điều 65 của Luật Doanh nghiệp 2020;
Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.
Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác thì cơ cấu tổ chức, hoạt động, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.