Quy định bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường? Mức phạt khi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường ô nhiễm môi trường? Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường?
Hiện nay pháp luật đã đề ra quy định để các cá nhân, tổ chức có thể thực hiện mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo quy định để có thể đảm bảo về bảo vệ môi trường tốt nhất, khắc phục những rủi ro của hành vi làm ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cần được đặt ra phù hợp nhất. Vậy pháp luật quy định như thế nào về bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường. Dưới đây là thông tin chi tiết về nội dung này.
Cơ sở pháp lý:
Luật bảo vệ môi trường 2020
1. Đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư! Luật sư cho tôi hỏi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nào phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường? Mong luật sư tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Điều 31
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ sau đây phải có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hoặc trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật:
a) Hoạt động dầu khí bao gồm hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, kể cả các hoạt động phục vụ trực tiếp cho các hoạt động này;
b) Sản xuất, kinh doanh hóa chất, xăng dầu;
c) Sử dụng tàu biển chuyên dùng để vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ hoặc các hàng hóa nguy hiểm khác khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam;
d) Lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại; vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
2. Căn cứ vào loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan lập danh mục đối tượng phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường; quy định mức trách nhiệm tối thiểu đối với từng đối tượng.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro.
Như vậy, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 31
Hiện nay thì pháp luật quy định một số đối tượng bắt buộc phải mua bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với bên mua bảo hiểm với việc chi trả cho hoạt động khôi phục khi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm đất, nước, không khí và thiệt hại về đa dạng sinh học, loại bảo hiểm này cũng là bảo hiểm cho những tổn thất phát sinh do tình trạng ô nhiễm từ những địa điểm mà người được bảo hiểm sở hữu hay hoạt động sản xuất kinh doanh. Bảo hiểm môi trường còn là công cụ linh hoạt, mang tính chiến lược nhằm hỗ trợ các công ty quản lý rủi ro về môi trường có thể xảu ra và đã xãy ra trên thực tế. Ngoaid ra để doanh nghiệp xác định có thuộc đối tượng trên hay không thì cần xác định theo
– Hoạt động dầu khí như tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác dầu khí, tàu biển vận chuyển dầu mỏ, chế phẩm từ dầu mỏ và nhiều hàng hóa nguy hiểm khác. Áp dụng với những tàu biển có dung tích trên 1.000 GT.
– Các cơ sở sản xuất hóa chất cơ bản, áp dụng với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Các cơ sở sản xuất phân bón hóa học với công suất 200.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Các cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Các cơ sở sản xuất ắc quy với công suất từ 300.000 Kwh/năm trở lên hoặc 600 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Lọc, hóa dầu với công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
– Các cơ sở lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại.
2. Mức phạt khi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường ô nhiễm môi trường
Có thể thấy hiện nay Nhà nước đã tạo điều kiện và luôn khuyến khích doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thực hiện bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường băng các quy định và chính sách cụ thể. Nhà nước chỉ bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây thiệt hại lớn cho môi trường. Căn cứ Điều 32
– Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
– Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
– Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
– Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Để xác định đơn vị mình có thuộc trường hợp phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường hay không, đơn vị hãy đối chiếu với quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định hướng dẫn Luật bảo vệ môi trường. Nếu thuộc đối tượng bắt buộc phải mua nhưng đơn vị không mua sẽ bị xử phạt theo Khoản 4 Điều 35
– Đối với cá nhận sẽ bị phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
– Đối với tổ chức không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ bị phạt từ 440.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng (Căn cứ Khoản 2 Điều 5
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường theo Khoản 5 Điều này.
3. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
1. Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường là trách nhiệm của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm đối với các chi phí phát sinh để thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường trong các trường hợp sau:
a) Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái;
d) Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
2. Phạm vi môi trường bị tác động được xác định tùy theo loại hình, quy mô, tính chất, địa điểm hoạt động của tổ chức, cá nhân mua bảo hiểm trách nhiệm.
Qua quy định trên chúng ta thấy điều tất nhiên khi mua bảo hiểm không chỉ đối với lĩnh vực môi trường mà còn với các lĩnh vưc khác thì người mua bảo hiểm là cá nhân hay tổ chức điều đầu tiên họ cần thiết phải biết đó là đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm là gì, cũng như vậy theo quy định trên chúng ta thấy đối tượng được bảo hiểm ở đây đó là các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của môi trường và có thẻ gây nguy hại cho môi trường Ví dụ như loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của pháp luật bị chết, bị thương.
Kết luận: dựa trên quy định mà chúng tôi đã cung cấp như trên có thể thấy hiện nay do Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về moi trường ra đời là một giải pháp kinh tế quan trọng, giúp giải quyết các vấn đề môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm và chia sẻ gánh nặng rủi ro. Tuy nhiên, sản phẩm bảo hiểm này là một lĩnh vực khó, đặc biệt trong việc kiểm soát rủi ro. Bên cạnh đó khi có tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra thì chi phí để bảo hiểm cho các đối tượng là rất lớn, nhiều khi vượt quá năng lực tài chính của công ty bảo hiểm. Như vậy nên để triển khai thị trường bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về moi trường hiệu quả, việc đánh giá thuận lợi, khó khăn, những nội dung phù hợp với điều kiện phát triển, hoàn cảnh thực tế là rất quan trọng, góp phần phát triển sản phẩm bảo hiểm này trong giai đoạn tới.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Quy định bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường” và các thông tin pháp lý dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.