Như chúng ta đã biết, Khoáng sản là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và dồi dào như ở nước ta. Việc tiến hành khai thác khoáng sản phải được thực hiện dựa trên quy định của pháp luật và kết hợp với các yếu tố để bảo vệ môi trường. Khoáng sản là gì? Chính sách của Nhà nước về khoáng sản như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Khoáng sản là gì?
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
2. Chính sách của Nhà nước về khoáng sản:
Nhà nước luôn có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ. Theo quy định tại Điều 3 Luật khoáng sản quy định những chính sách của Nhà nước về khoáng sản.
Theo đó, Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Hiện nay, việc khai thác khoáng sản đang bị người dân khai thác trái phép, lãng phí chính vì vậy mà nhà nước phải có những chính sách, biến pháp để bảo vệ nguồn tà sản này của quốc gia.
Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh.
Việc thăm dò khoáng sản có vai trò rất quan trọng vì để nhận biết được ở những vị trí đó có những loại khoáng sản nào để xem xét địa hình mà có kế hoạch khai thác cho phù hợp.
Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội. và Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Như vậy, thông qua các chính sách của Nhà nước về khoáng sản là cơ sở để việc thực hiện các hoạt động về khai thác khoáng sản được thực hiện tốt hơn, kết hợp đảm bảo thực hiện với các yếu tố như bảo vệ môi trường…theo quy định. Ngoài ra các chính sách của Nhà nước về khoáng sản cũng thúc đẩy các dự án đầu tư khoáng sản và hơn hết là đảm bảo các hoạt động khoáng sản đúng theo các quy định nhà nước đề ra
3. Bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản:
– Hoạt động khoán sản đối với các Tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản phải sử dụng công nghệ, thiết bị, vật liệu thân thiện với môi trường; thực hiện các giải pháp ngăn ngừa, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường và cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp không tuân thủ đúng các quy định thì Việc khai thác khoáng sản quá mức có thể gây nên các tình trạng ảnh hưởng tới môi trường nghiêm trọng. Mất đi các giá trị và khả năng phục hồi của Môi trường. Như vậy đối với các trường hợp đó tùy theo từng mức độ và trường hợp khác nhau sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật
– Các Tổ chức, và các cá nhân hoạt động khoáng sản phải thực hiện các giải pháp và chịu mọi chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường. Giải pháp, chi phí bảo vệ, cải tạo, phục hồi môi trường phải được xác định trong dự án đầu tư, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật
– Đối với các trường hợp Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, thì các tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản phải ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định của Chính phủ theo quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình bằng cách gửi một khoản tiền vào quỹ bảo vệ môi trường theo quy định để phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định và các cá nhân, tổ chức nói trên phải đảm bảo về trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản của mình trong các trường hợp khác nhau và Khi tiến hành việc ký quỹ thì các cá nhân và tổ chức phải tuân theo các quy định về việc ký quỹ, thực hiện theo các trình tự và thủ tục do pháp luật quy định. Các trường hợp ký quỷ nhưng không thự hiện được các trách nhiệm cải tạo, phục hồi môi trường của tổ chức, cá nhân đối với hoạt động khai thác khoáng sản thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
3. Hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản:
Hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định như sau:
– Văn bản trong hồ sơ đề nghị cấp phép khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 59 Luật khoáng sản được lập thành 01 bộ, theo hình thức gồm bản chính và các bản sao cụ thể:
+) Bản chính: Đơn đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; bản đồ khu vực khai thác khoáng sản; dự án đầu tư khai thác khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt;
+) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; văn bản xác nhận trúng đấu giá trong trường hợp đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại khu vực đã có kết quả thăm dò; báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc
– Đối với Trường hợp đề nghị khai thác quặng phóng xạ, kèm theo hồ sơ còn có văn bản thẩm định an toàn của Cục an toàn bức xạ và hạt nhân thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ theo quy định
4. Trình tự thực hiện thủ tục cấp phép khai thác khoáng sản:
Bước 1: Việc tiếp nhận hồ sơ thực hiện như sau:
– Các Tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản nộp hồ sơ đề nghị khai thác cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ;
– Các Trong thời gian không quá 05 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra văn bản, tài liệu có trong hồ sơ. Trường hợp văn bản, tài liệu trong hồ sơ bảo đảm đúng quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ ban hành phiếu tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đề nghị khai thác khoáng sản chưa đầy đủ văn bản, tài liệu theo quy định hoặc đủ nhưng nội dung văn bản, tài liệu trong hồ sơ chưa bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đề nghị khai thác khoáng sản bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Việc ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ chỉ thực hiện một lần.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản như sau:
+ Trong thời gian không quá 25 ngày, kể từ ngày có phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc kiểm tra tọa độ, diện tích khu vực đề nghị khai thác khoáng sản và kiểm tra thực địa
Trong thời gian không quá 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về các vấn đề liên quan. Sau thời hạn nêu trên mà không có văn bản trả lời thì được coi như cơ quan được lấy ý kiến đã đồng ý. Thời gian lấy ý kiến đến các cơ quan có liên quan không tính vào thời gian thẩm định
+ Trong thời gian không quá 40 ngày, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hoàn thành việc thẩm định các tài liệu, hồ sơ và các nội dung khác có liên quan đến việc khai thác khoáng sản và xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bước 3: Việc trình hồ sơ cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thực hiện :
+ Trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày hoàn thành các công việc quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn chỉnh và trình hồ sơ cấp phép cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép;
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép quyết định việc cấp hoặc không cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Trong trường hợp không cấp phép thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4:
Trong thời gian không quá 07 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ từ cơ quan có thẩm quyền cấp phép, cơ quan tiếp nhận hồ sơ
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: