Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, người đại diện của đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự
Theo quy định của pháp luật hiện hành, để thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự, người đại diện của đương sự phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Những người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự thì không thể thực hiện được các quyền, nghĩa vụ tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa được. Thông thường, người đại diện của đương sự là các cá nhân bởi họ có thể tự mình chủ động thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự trong tố tụng. Tuy vậy, theo quy định tại Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (BLTTDS) thì có trường hợp ngoại lệ như trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện cho đương sự.
Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự gồm:
a.Người đại diện theo pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đương sự theo quy định của pháp luật.
Diện những người đại diện theo pháp luật của đương sự bao gồm: cha, mẹ của con chưa thành niên; người giám hộ của người được giám hộ; người đứng đầu cơ quan, tổ chức; chủ hộ gia đình và cá nhân, tổ chức khởi kiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Tuy nhiên, để đảm bảo việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật đã hạn chế những trường hợp không được làm người đại diện tại Điều 75 Bộ luật tố tụng dân sự, đó là: người không có năng lực hành vi tố tụng dân sự; người là đương sự trong cùng một vụ án đối với người được đại diện mà quyền, lợi ích của họ đối lập với quyền, lợi ích của người được đại diện; đang là người đại diện theo pháp luật của một đương sự khác trong cùng một vụ án mà quyền, lợi ích của đương sự đó đối lập với quyền, lợi ích của người được đại diện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 điều 141 Bộ luật dân sự, người đại diện do
>>> Luật sư
b. Người đại diện theo ủy quyền.
Người đại diện theo ủy quyền là người đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự theo sự ủy quyền của đương sự.
Khác với đại diện theo pháp luật và đại diện theo chỉ định của Tòa án, đương sự được đại diện là người có năng lực hành vi tố tụng nên người đại diện theo ủy quyền chỉ được tham gia tố tụng khi được đương sự ủy quyền thay mặt họ trong tố tụng dân sự. Đương sự có thể ủy quyền cho bất kì người nào có năng lực hành vi tố tụng đại diện tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích của mình trừ những người không được làm người đại diện theo pháp luật của đương sự và những người là cán bộ, công chức trong ngành Tòa án, kiểm sát, công an.
Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện thực hiện toàn bộ các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tuy vậy, do tính chất, yêu cầu của việc giải quyết vụ việc dân sự, sau khi ủy quyền cho người đại diện đương sự vẫn có quyền tham gia tố tụng để bổ sung cho hoạt động của người được ủy quyền.
Đương sự có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng trong các loại việc trừ việc ly hôn.