Tìm hiểu quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam về thỏa thuận để thắng thầu.
TTHCCT ở Việt Nam trong thời gian qua đã diễn ra không chỉ dưới hình thức thoả thuận theo chiều ngang mà còn ở cả với hình thức thoả thuận theo chiều dọc. Hiện tượng đấu thầu “khép kín” đã trở thành một chủ đề “nóng” trong kỳ họp Quốc hội và đã được khẳng định là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta. Người bị hại trong những thông đồng đấu thầu không chỉ là Nhà nước, mà trước hết là những doanh nghiệp kinh doanh đúng đắn, lấy tiêu chí là chất lượng tốt nhất với chi phí thấp nhất (song họ không được bình đẳng trong quan hệ đấu thầu vốn đã có sự thỏa thuận trước), sau đó là lợi ích của toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Tuy nhiên phát hiện và xử lí thông đồng đấu thầu là việc vô cùng khó khăn. Pháp luật về đấu thầu ở Việt Nam liên tục được ban hành và sửa đổi, nhìn về định hướng, đây là lĩnh vực pháp luật thay đổi thường xuyên, từ năm 1988 đến nay đã 8 lần thay đổi quy chế đấu thầu
Về bản chất hiện tượng này chính là một sự “thoả thuận theo chiều dọc và tệ hại hơn, đó không những là sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp với nhau mà còn là sự thoả thuận giữa các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước. Hiện tượng này đã có tác động rất tiêu cực đến môi trường cạnh tranh của nước ta, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải. Bộ trưởng Bộ KH-ĐT Võ Hồng Phúc có nói: như các công trình xây dựng cơ bản trong lĩnh vực giao thông hoàn toàn khép kín trong Bộ GT-VT, bên ngoài chẳng ai biết cả. Toàn bộ quá trình thực hiện dự án từ khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát đều thuộc Bộ GT-VT, chủ đầu tư cũng thuộc Bộ GT-VT. Những hiện tượng tương tự nêu trên không chỉ xảy ra ở bộ GT-VT mà còn ở nhiều bộ khác, nó đã tác động tiêu cực đến môi trường cạnh tranh của nước ta trong lĩnh vực xây dựng cũng như các lĩnh vực khác của toàn bộ nền kinh tế.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Hậu quả của việc đấu thầu khép kín dẫn đến tỉ lệ thất thoát là bao nhiêu? Về vấn đề này có lẽ chưa có câu trả lời chính xác.
“Đấu thầu khép kín” theo hình thức trên đây đã không những làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cạnh tranh, lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội mà nguy hiểm hơn, nó còn tạo tiền đề hình thành những mầm mống quan hệ bất chính giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp và từ đó xuất hiện những nhóm maphia trong xã hội.
Nếu như hình thức “Đấu thầu khép kín” như trên thường được sử dụng ở những dự án có quy mô lớn, phải công khai với mức độ cao thì ở các dự án có quy mô nhỏ hơn thường xuất hiện hình thức thoả thuận giữa các nhà thầu với những “quân xanh, quân đỏ”. Đây là một hình thức thoả thuận theo chiều ngang, liên kết một số nhà thầu để loại trừ những nhà thầu khác không ở trong liên minh. Theo thanh tra bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn có một dự án, đoàn thanh tra phát hiện 5 hồ sơ dự thầu giống nhau về lời lẽ chữ nghĩa, thậm chie giống nhau cả về những lỗi sai chính tả, chứng tỏ chúng được đánh máy lại y nguyên từ một bản, để 5 nhà thầu. mỗi người một bản nộp dự thầu cho có vẻ “quân địch, quân ta”.
Phát triển nền KTTT, vì nhu cầu cạnh tranh trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ mới có đấu thầu, thành quả lớn nhất mà quy