Bên doanh nghiệp tôi đang có dự định tiến hành hoạt động giới thiệu việc làm, nhưng không biết có cần tiến hành xin cấp giấy phép hay không cần xin cấp giấy phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Bên doanh nghiệp tôi đang có dự định tiến hành hoạt động giới thiệu việc làm, nhưng không biết có cần tiến hành xin cấp giấy phép hay không cần xin cấp giấy phép. Và nếu cấp giấy phép thì không biết thủ tục như thế nào? Mong quý luật sư giải quyết giúp tôi !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ bao gồm
1. Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động giới thiệu việc làm (theo mẫu);
2. Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (có công chứng);
3. Bản sao giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng (có công chứng): có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động;
4. Các giấy tờ và văn bản liên quan:
– Trường hợp trụ sở làm việc là sở hữu của doanh nghiệp: phải có bản sao giấy chứng nhận sở hữu;
– Trường hợp thuê trụ sở làm việc: phải có hợp đồng thuê trụ sở làm việc có công chứng, thời gian thuê tối thiểu 36 tháng;
– Những trường hợp khác: phải có giấy tờ liên quan có công chứng.
Địa điểm và trụ sở làm việc dành cho hoạt động giới thiệu việc làm ổn định từ 36 tháng trở lên, nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo bố trí đủ các phòng: tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động.
5. Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại: ghi rõ tên trang thiết bị, số lượng, giám đốc ký tên đóng dấu;
6. Danh sách nhân viên của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp giấy phép, giám đốc ký tên đóng dấu: có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ; mỗi chuyên ngành phải có ít nhất một người;
7. Bản sao văn bằng chuyên ngành của từng nhân viên (có công chứng);
8. Lý lịch cá nhân của từng nhân viên, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người cư trú xác nhận (bản photo công chứng).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ hai : Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ bạn gửi lên nộp tại Sở LĐ-TB&XH, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả kiểm tra và tiếp nhận hồ sơ (yêu cầu bổ sung, hoàn thiện nếu hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ); viết giấy biên nhận hồ sơ; chuyển hồ sơ đến Phòng Việc làm – An toàn lao động. Phòng Việc làm – An toàn lao động nghiên cứu hồ sơ theo quy định, tham mưu cho Lãnh đạo Sở cấp Giấy phép hoạt động Giới thiệu việc làm.
Thứ ba: Thời hạn giải quyết 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.