Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng? Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở? Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự, nhà ở thấp tầng liền kề, nhà ở riêng lẻ, nhà ở chung cư?
Xây dựng được hiểu là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng, mặc dù hoạt động xây dựng được xem là riêng lẻ, song trên thực tế, xây dựng là sự kết hợp của nhiều rất nhiều nhân tố. Trong hoạt động xây dựng bao gồm cả việc xây dựng nhà ở. Với mỗi công trình xây dựng khác nhau đều có các tiêu chuẩn phù hợp tương ứng, tuy nhiêu các công trình xây dựng đa số đều có yêu cầu chung đối với thiết kế xây dựng. Còn đối với công trình nhà ở sẽ có tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng tương ứng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc về yêu cầu đối với thiết kế xây dựng và tiêu chuẩn thiết kế nhà ở chi tiết nhất.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
1.1. Quy định chung về thiết kế xây dựng
Theo quy định tại Điều 78
Thiết kế xây dựng được thực hiện theo một hoặc nhiều bước tùy thuộc vào quy mô, tính chất, loại hình công trình xây dựng và cấp công trình xây dựng. Người quyết định đầu tư vào công trình xây dựng sẽ quyết định số bước thiết kế khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng. Thiết kế xây dựng công trình sẽ được thực hiện theo trình tự một bước hoặc nhiều bước như sau:
– Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự một bước là thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự hai bước là thiết kế bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế xây dựng công trình được thực hiện theo trình tự ba bước là thiết kế bao gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
– Thiết kế xây dựng công trình theo các bước khác (nếu có).
Hồ sơ thiết kế xây dựng công trình sau thiết kế cơ sở bao gồm thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan và dự toán xây dựng công trình và chỉ dẫn kỹ thuật (nếu có).
1.2. Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng
Theo quy định tại Điều 79
– Thiết kế xây dựng phải đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế và phù hợp với nội dung dự án đầu tư xây dựng được duyệt, quy hoạch xây dựng, cảnh quan kiến trúc, điều kiện tự nhiên, điều kiện văn hóa – xã hội tại khu vực xây dựng.
– Nội dung thiết kế xây dựng công trình phải đáp ứng được yêu cầu của từng bước thiết kế xây dựng. Thiết kế phải tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về việc sử dụng vật liệu xây dựng, đồng thời phải đáp ứng được yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); thiết kế xây dựng phải bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
– Thiết kế xây dựng phải có giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý; phải bảo đảm đồng bộ trong từng công trình và với các công trình xây dựng liên quan; bảo đảm điều kiện về tiện nghi, vệ sinh, sức khỏe cho người sử dụng công trình xây dựng; tạo điều kiện cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em sử dụng công trình xây dựng. Thiết kế xây dựng phải đáp ứng điều kiện về khai thác lợi thế và hạn chế tác động bất lợi của điều kiện tự nhiên; đồng thời ưu tiên sử dụng vật liệu tại chỗ và vật liệu thân thiện với môi trường.
– Thiết kế xây dựng công trình phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật xây dựng, trừ trường hợp thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ. Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng loại, cấp công trình xây dựng và công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở
2.1. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự
Tiêu chuẩn chung khi thiết kế nhà ở biệt thự phải thỏa mãn các điều kiện sau:
– Thiết kế đảm bảo mức độ tiện nghi và phù hợp của biệt thự đối với mức sống của gia chủ.
– Thiết kế đảm bảo mức độ yên tĩnh, có sự giao thoa hài hòa với thiên nhiên, cảnh quan xung quan, có thể thiết kế 1 hoặc 2 lối đi vào biệt thự.
– Thiết kế phải đảm bảo không gian riêng trong nhà có tính độc lập cao nhưng vẫn có sự liên kết với không gian sinh hoạt chung của biệt thự.
Bên cạnh đó, tiêu chuẩn thiết kế nhà ở biệt thự còn bao gồm tiêu chuẩn về quy mô thiết kế biệt thự và tiêu chuẩn về thiết kế các không gian của biệt thự.
– Tiêu chuẩn về quy mô thiết kế biệt thự: thiết kế phải đảm bảo mật độ xây dựng biệt thự đơn lập tối đa không được vượt quá 50% và mật độ xây dựng biệt thự song lập tối đa không được vượt quá 55%. Về số tầng, không tính tầng lửng, tầng hầm thì tiêu chuẩn thiết kế xây dựng phải đáp ứng điều kiện biệt thự cao tối đa là 3 tầng. Về diện tích, thiết kế xây dựng phải đáp ứng biệt thự nằm trong khu quy hoạch chung của thành phố, diện tích đất Skđ ≥ 300m2 và có mặt tiền không hẹp hơn 12m.
– Tiêu chuẩn thiết kế các không gian của biệt thự: biệt thự thường tích hợp nhiều không gian chung và riêng khác nhau. Do đó, tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình và nhu cầu sử dụng và quỹ đất của mỗi gia đình mà các không gian đó sẽ bao gồm: phòng khách, phòng ăn, bếp nấu, phòng ngủ, phòng nghe nhạc, thư viện, khu vực cầu thang, phòng thể thao, phòng học con cái, phòng sinh hoạt chung, phòng thờ, khu vệ sinh và các không gian khác. Theo đó, thiết kế xây dựng phải đảm bảo về tiêu chuẩn đối với các không gian của biệt thự.
2.2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ
Theo quy định tại khoản 3 điều 56 của Luật Xây dựng, nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng sàn lớn hơn 250m2, xây từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa thì phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện thiết kế xây dựng. Nếu nhà ở có quy mô nhỏ hơn và nằm ngoài khu vực di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa thì cá nhân, hộ gia đình có thể tự tổ chức thiết kế xây dựng nhưng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế xây dựng đó, tác động của công trình đến môi trường và an toàn đối với các công trình lân cận. Nếu là tổ chức thiết kế xây dựng thì trong bản vẽ thiết kế phải có dấu của tổ chức thiết kế xây dựng đó và chữ ký của người tham gia thiết kế xây dựng công trình theo quy định. Nếu là cá nhân hành nghề độc lập thiết kế thì trong bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có chữ ký của thiết kế xây dựng theo mẫu chữ ký khi đăng ký kinh doanh.
2.3. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở chung cư
Đối với nhà ở chung cư thì thiết kế xây dựng phải đảm bảo theo các tiêu chuẩn dưới đây:
– Thiết kế xây dựng phải đảm bảo về hạn mức diện tích: mỗi căn hộ chung cư có diện tích sàn tối thiểu 25m2 và rộng không quá 70m2. Tùy vào tình hình thực tế tại địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh có thể điều chỉnh tăng hạn mức diện tích tối đa của mỗi căn hộ chung cư. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng không được vượt quá 10%, đồng thời số lượng nhà ở chung cư có diện tích lớn hơn 70m2 trong dự án cũng không được quá 10%.
– Thiết kế xây dựng phải được thiết kế với các khu vực sinh hoạt khép kín, đảm bảo các tiêu chuẩn và quy định về xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Thiết kế xây dựng phải đảm bảo mật độ xây dựng/hệ số sử dụng đất có thể được điều chỉnh tăng lên so với quy định của pháp luật hiện hành tối đa là 1,5 lần.
2.4. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở thấp tầng liền kề
Việc xây dựng nhà liền kề thấp tầng phục vụ mục đích xã hội thì thiết kế xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn thiết kế như sau:
– Phải được Chủ tỉnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận thực hiện dự án xây dựng. Đặc biệt, tại các đô thị loại II, loại I và đô thị loại đặc biệt, dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề phải được trình và xin ý kiến từ hội đồng nhân dân cấp tỉnh, sau đó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mới ban hành quyết định và chủ trương cho phép đầu tư xây dựng công trình nhà ở thấp tầng liền kề.
– Diện tích xây dựng tối đa đối với mỗi căn nhà ở thuộc dự án xây dựng nhà ở thấp tầng liền kề là 70m2, đồng thời, theo quy định của pháp luật thì hệ số sử dụng đất không được phép vượt quá 2,0 lần.
– Việc xây dựng dự án nhà ở thấp tầng liền kề phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại địa phương nơi thực hiện xây dựng công trình đã được ban hành.
2.5. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở riêng lẻ
Riêng đối với thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ thì thiết kế phải đảm bảo các tiêu chuẩn chi tiết như sau:
– Thiết kế xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ phải đáp ứng các yêu cầu về thiết kế xây dựng công trình, bao gồm: tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng, phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu về công năng sử dụng, công nghệ áp dụng (nếu có); đồng thời bảo đảm an toàn chịu lực, an toàn trong sử dụng, mỹ quan, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống cháy, nổ và điều kiện an toàn khác theo quy định của pháp luật.
– Hộ gia đình được quyền tự thiết kế nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12 mét, phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, tuy nhiên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của công trình xây dựng đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận theo quy định của pháp luật.
– Việc xây dựng nhà ở riêng lẻ phải đảm bảo đáp ứng theo các quy chuẩn về phòng ở. Ngoài ra, phải được xây dựng theo kiểu khép kín, có đầy đủ phòng ở và khu vệ sinh riêng theo quy định. Diện tích sử dụng nhà ở riêng lẻ phải đạt từ 25m2 trở lên (bao gồm các khu vực vệ sinh), chất lượng công trình xây dựng phải đảm bảo tiêu chuẩn của nhà cấp 4 trở lên theo quy định của pháp luật.
– Việc thiết kế, xây dựng nhà ở xã hội theo hình thức nhà ở riêng lẻ phải được đảm bảo về chất lượng xây dựng theo quy định hiện hành. Đồng thời, các dự án, công trình xây dựng nhà ở xã hội theo hình thức nhà ở riêng lẻ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch tại địa phương.