Để đảm bảo thực hiện bảo trợ xã hội thường xuyên nhà nước đã quy định về nguồn lực tài chính như sau:
Hiện nay nguồn kinh phí để đảm bảo thực hiện bảo trợ xã hội thường xuyên được thực hiện theo quy định tại điều 6 Thông tư 29/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 136/2013NĐ-CP ngày 21 tháng10 năm 2013 của chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội như sau:
– Kinh phí thực hiện chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng đối với đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng, kinh phí hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng đối tượng tại cộng đồng được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách của địa phương.
– Kinh phí thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội:
+Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội công lập thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi đảm bảo xã hội;
+Đối với cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội ngoài công lập được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách cấp tỉnh.
– Kinh phí tuyên truyền, phổ biến chính sách, xét duyệt đối tượng, ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý đối tượng, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ, tập huấn gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng và kiểm tra, giám sát của các cơ quan thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó bảo đảm trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật.
– Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp xã hội thường xuyên được lập, phân bổ, sử dụng, quản lý và quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002, Luật Kế toán 2003, các văn bản hướng dẫn Luật và quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch này. Riêng năm 2015, ngân sách trung ương hỗ trợ kinh phí tăng thêm cho ngân sách địa phương như sau:
+100% cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi.
+ 50% cho các địa phương có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.
– Đối với các địa phương sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách, nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp: sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương theo dự toán được Thủ tướng Chính phủ giao mà vẫn còn thiếu thì ngân sách trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu.
– Các địa phương còn lại, ngân sách địa phương tự bảo đảm.
Như vậy nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội trước hết do ngân sách địa phương bảo đảm, tuy nhiên có sự hỗ trợ tích cực từ phía ngân sách của trung ương cho ngân sách địa phương. Ngoài ra:
Nguồn kinh phí trợ cấp xã hội thường xuyên thuộc cấp nào thì do ngân sách cấp đó đảm bảo theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2002 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
>>> Luật sư
Bên cạnh đó các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội ngoài công lập được bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội của ngân sách cấp tỉnh.
Quy định về nguồn kinh phí thực hiện trợ giúp xã hội như hiện nay thể hiện được vai trò, trách nhiệm của nhà nước, nhất là các địa phương đối với công tác trợ giúp xã hội, đồng thời thể hiện được trách nhiệm của cộng đồng xã hội đối với các thành viên của mình.