Quy định về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại? Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại?
Trong cuộc sống hàng ngày thì không khó để có thể bắt gặp một hoạt động mua bán hàng hóa của các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức. Bởi vì vậy mà trong quá trình mua hàng hóa được pháp luật dân sự quy định thì bất cứ ai cũng có thể trở thành chủ thể trong quan hệ mua bán. Bên cạnh việc pháp luật hiện hành Việt Nam quy định vấn đề mua hàng hóa trong phạm vi dân sự thì cũng có quy định về việc mua bán hàng hóa trong thương mại. Hay việc mua bán hàng hóa trong thương mại này còn được quy định bằng
Vậy
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại
Trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành thì có thể thấy rằng, khái niệm “
Từ đó có thể khẳng định rằng hợp đồng mua bám hàng hóa là một trong những loại hợp đồng thương mại. Theo như quy định pháp lý thì hợp đồng thương mại được xác định là một dạng hợp đồng cụ thể của hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng được xem là tương ứng với một loại hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại nói riêng có những đặc thù riêng biệt khác với hợp đồng dân sự và hợp đồng mua bán tài sản.
Tuy đã có sự phân biệt giữa hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại với các loại hợp đồng khác nhưng về khái niệm của loại hợp đồng trong thương mại này vẫn chưa được các văn bản pháp luật hiện hành ở Việt Nam định nghĩa về hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng dựa trên khái niệm chung về hợp đồng dân sự, hợp đồng mua bán tài sản. Trong đó, theo như quy định tại Luật Thương mại năm 2005 cũng không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại một cách chuẩn chỉnh về từ ngữ những vấn có thể hiểu về khái niệm này trong nội dung chung của hợp đồng mua bán hàng hóa như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bản có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hóa có bản chất chung của hợp đồng, nó là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán.
2. Đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại?
Hợp đồng mua bán hàng hóa về bản chất không khác gì so với hợp đồng mua bản tài sản nếu các bên thỏa thuận xác lập quyền và nghị vụ pháp lý, ghi nhận quan hệ chuyển quyền sở hữu và có thanh toán. Tuy nhiên, trong thương mại hợp đồng mua bán hàng hóa có những điểm riêng biệt cụ thể:
– Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có một bên là thương nhân. Điều này có nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân cũng có thể không phải là thương nhân.
Chủ thể hợp đồng mua bán hàng hóa được xác định ở đây là các bên giao kết và thực hiện hợp đồng theo như quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó thì chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại không giống như các hợp đồng bình thường khác, do đó mà một bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa này phải là thương nhân theo như quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời pháp luật này cũng có quy định về chủ thể còn lại của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại thì có thể là thương nhân hoặc có thể không phải là thương nhân nêu đã có một bên là thương nhân trước đó rồi. Theo đó, thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, mang tính chất thường xuyên và phải có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài.
Dựa trên cơ sở yêu cầu điều kiện chủ thể của hoạt động giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại như đã được nêu ở trên thì các bên chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại có điều đặc biệt đó là chủ thể phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp pháp luật Thương mại hiện hành cũng đã linh hoạt quy định là chỉ cần bên bán là thương nhân.
– Thứ hai, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”.
Hàng hóa trong hợp đồng thương mại có thể hướng đến việc giao và nhận hàng hóa ở một thời điểm trong tương lai. Hàng hóa trong các giao dịch này không phải là những hàng hóa thương mại thông thường mà phải là những loại hàng hóa nằm trong danh mục hàng hóa giao dịch tại Sở giao dịch do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định và đã được quy định cụ thể từ Điều 64 đến Điều 66 và Điều 68 Luật Thương mại năm 2005.
Đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Đối tượng hàng hóa trong thương mại hẹp hơn đối tượng tài sản được phép giao dịch trong dân sự. Các loại tài sản là quyền tài sản như giấy tờ có giá gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu… không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại năm 2005.
– Thứ ba, mục đích của các bên trong mua bán hàng hóa là nhằm sinh lợi. Nó gắn liền với đặc điểm về chủ thể là một bên bắt buộc là thương nhân. Trường hợp một bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa không nhằm mục đích sinh lợi, về nguyên tắc thì nó không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi chọn áp dụng Luật Thương mại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một bên của hợp đồng mua bán hàng hóa không có mục đích sinh lời.
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 đối với những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.
– Thứ tư, hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó.
Hình thức của hợp đồng là cách thức thể hiện và ghi nhận ý chí của các bên trong việc giao kết hợp đồng, về nguyên tắc, các bên được tự do lựa chọn hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa trừ những trường hợp pháp luật có quy định về hình thức cụ thể của hợp đồng thì các bên mua và bán hàng hóa phải tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức hợp đồng.
Trên cơ sở quy định của
– Ghi nhận rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng;
– Là cơ sở pháp lý rõ ràng để các bên xem xét thực hiện đúng và đầy đủ hợp đồng. Đồng thời việc ký kết hợp đồng bằng văn bản là tài liệu pháp lý quan trọng để cơ quan cồ thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật Thương mại năm 2005 ra đời đã là cột mốc đánh dấu sự ra đời của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại. Khẳng định lại một lần nữa đối với hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại cũng có những đặc điểm gần giống như hợp đồng mua bán hàng hóa trong pháp luật dân sự và hợp đồng mua bán tài sản được quy định trong pháp luật này. Có một đặc điểm về chủ thể đã tạo ra sự khác biệt cho hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại và hợp đồng mua bán hàng hóa trong dân sự đó chính là việc chủ thể của hợp đồng thương mại phải là thương nhân hoặc trong một số trường hợp chỉ cần bên bán là thương nhân. Bên cạnh đó thì có quy định mục đích rõ ràng của hợp đồng này phải nhằm mục đích sinh lời. Chính vì những đặc điểm khác biệt này đã giải đáp được vướng mắc cho những nhà làm luật về việc phân biệt hai loại hợp đồng và sự cần thiết phải có của hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại.