Vai trò của nguyên tắc tự do biển cả đối với vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia được thể hiện như thế nào?
Đối với vùng nội thủy:
Nội thủy là các vùng nước phía bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Trong vùng nội thủy chủ quyền của quốc gia ven biển là hoàn toàn và tuyệt đối.
Một quốc gia ven biển có thể có một hoặc nhiều vùng nột thủy với các chế độ pháp lý không giống nhau, đó là nội thủy không áp dụng quyền qua lại không gây hại và nội thủy được sử dụng quyền qua lại vô hại. Các vùng nước nằm bên trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải, tiếp liền với bờ biển như vịnh, cửa sông.. là nội thủy đích thực, tại đó không tồn tại quyền qua lại vô hại của tàu thuyền nước ngoài. Nội thủy trong đó cho phép tàu thuyền nước ngoài có quyền qua lại vô hại là vùng nước có các đường hàng hải quốc tế đi qua mà trước đó chưa được coi là nội thủy nhưng do việc xác định đường cơ sở thẳng, vùng nước này trở thành nội thủy và quyền qua lại vô hại vẫn được duy trì để đảm bảo lưu thông hàng hải quốc tế vẫn phát triển bình thường, không bị trở lại. Đây chính là hệ quả ảnh hưởng của nguyên tắc tự do biển cả. Những quy định trên của Luật biển quốc tế tạo cho nước này có các bộ phận cấu thành nội thủy tương đối phong phú.
Đối với lãnh hải
Theo công ước luật biển 1982 chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài phạm vi lãnh thổ và vùng nội thủy. Đối với quốc gia quần đảo, chủ quyền này được mở rộng ngoài phạm vi vùng nước quần đảo của quốc gia đó tới một vùng biển tiếp giáp gọi là lãnh hải.
Về phương diện kinh tế, lãnh hải là bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia. Có chủ quền hoàn toàn và đầy đủ, chủ quyền này không phải là hoàn toàn và tuyệt đối như ở vùng nội thủy, bởi lẽ với ảnh hưởng của nguyên tắc “ tự do biển cả” trong lãnh hải tàu thuyền nước ngoài sẽ được hưởng quyền “ qua lại gây hại” ( quy định tại điều 17 công ước Luật biển 1982). Tuy nhiên cần lưu ý rằng lãnh hải bao gồm lớp nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển và vùng trời bao trùm trên lảnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với các vùng trên, do đó đối với các bộ phận này của lãnh hải sẽ không tồn tại quyền qua lại không gây hại mà quyền này chỉ áp dụng cho lớp nước biển ở vùng lãnh hải của quốc gia ven biển.
Quyền “qua lại không gây hại” cho tàu thuyền nước ngoài là điểm khác biệt cơ bản về chủ quyền của quốc gia ven biển đối với lãnh hải so với nội thủy, được thừa nhận từ lâu trong lĩnh vực hàng hải quốc tế, là một quy tắc tập quán quốc tế và ngày nay đã trở thành quy tắc điều ước được quy định trong điều 17 công ước luật biển 1982. Quyền này được cộng đồng quốc tế thừa nhận vì lợi ích phát triển hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại hàng hải, an ninh quốc phòng của các quốc gia trong quan hệ quốc tế từ trước đến nay. Việc qua lại không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập của quốc gia ven biển.
Thuật ngữ “ qua lại không gây hại” được cụ thể hóa trong điều 18, điều 19 công ước luật biển 1982. Đi qua vô hại nhằm mục đích:
– Đi ngang qua nhưng không đi vào nội thủy, không đậu lại trong một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở bên ngoài nội thủy hoặc;
– Đi vào hoặc rời khỏi nội thủy hoặc đậu lại hay rời khỏi một vũng tàu hoặc một công trình cảng ở ngoài nội thủy ( khoản 1)
– Việc đi qua phải liên tục và nhanh chóng ( khoản 2).
Điều 19 công ước 1982 cũng giải thích nghĩa của thuật ngữ “ đi qua không gây hại” hay còn gọi là “ tính chất vô hại” của việc đi qua được biểu hiện cụ thể ở nội dung việc đi qua được coi là không gây hại khi không làm ảnh hưởng đến hòa bình, trật tự, an ninh hay lợi ích của quốc gia ven biển và phải tiến hành phù hợp với pháp luật quốc tế. Công ước đã liệt kê những danh sách các hành vi mà tàu thuyền nước ngoài không được thực hiện khi đi qua vùng lãnh hải (điều 19). Đây là các hành vi gây phương hại đến hòa bình, trật tự và an ninh, lợi ích của quốc gia ven biển. Tàu thuyền nước ngoài muốn thực hiện bất kì hoạt động nào trong lanh hải cũng phải được sự đồng ý của nước ven biển, trừ trường hợp bất khả kháng, cứu người..
Quốc gia ven biển có quyền ấn định hành lang lãnh hải cho tàu thuyền qua lại trong lãnh hải, thiết lập hệ thống phân chia các luồng giao thông dành cho tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải . Trong trường hợp cần thiết quốc gia ven biển có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền quốc gia, có quyền tạm đình chỉ quyền qua lại không gây hại.
Nghiên cứu các quy định của công ước năm 1982 về quyền đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, có thể thấy việc thừa nhận quyền này đã thể hiện tính chất hạn chế về chủ quyền của quốc gia ven biển, trong lãnh hải so với nội thủy.
>> Luật sư
qua tổng đài: 1900.6568 tư vấn pháp luật trực tuyến
Vùng nước quần đảo (chỉ áp dụng với quốc gia quần đảo)
Chỉ quốc gia quần đảo mới có quyền tuyên bố và xác định vùng nước quần đảo. quốc gia quần đảo là một quốc gia hoàn toàn được cấu thành bởi một hay nhiều đảo hoặc có khi bởi một hòn đảo khác.
Vùng nước quần đảo là vùng biển nằm bên trong của đường cơ sở quần đảo, dùng để tính chiều rộng lãnh hải và do quốc gia quần đảo ấn định. Muốn xác định được vùng nước quần đảo cần phải vạch được đường cơ sở quần đảo. Các điều kiện để vạch được đường cơ sở quần đảo được quy định tại điều 47 công ước.
Vai trò của nguyên tắc tự do biển cả ảnh hưởng đối với vùng biển này được thể hiện như sau:
– Các quốc gia láng giềng có quyền đánh bắt hải sản truyền thống cũng như các hoạt động chính đáng trong một số khu vực thuộc vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo, quốc gia quần đảo có nghĩa vụ tôn trọng các điều ước quốc tế hiện hành đã được ký kết với với các quốc gia khác và thừa nhận. ( điều 51 công ước)
– Các quốc gia khác có quyền đặt dây cáp ngầm và đi qua các vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo mà không đụng chạm đến bờ biển của quốc gia quần đảo.
– Tàu thuyền của quốc gia khác đều được hưởng quyền đi qua vô hại vùng nước quần đảo, cũng như quyền quá cảnh quá cảnh theo hành lang hàng hải tại vùng nươc này.
Theo quy định tại điều 53 công ước luật biển 1982 quốc gia quần đảo phải xác định các hành lang hàng hải đảm bảo việc đi qua của tàu thuyền nước ngoài một cách liên tục và nhành chóng, không gặp trở ngại gì trong vùng nước quần đảo của mình. Nếu quốc gia quần đảo không xác lập các hành lang như vậy thì tàu thuyền có thể đi qua vùng nước quần đảo theo các lộ trình hàng hải đã được sử dụng thường xuyên trong lưu thông hàng hải quốc tế. Quyền quá cảnh đã được sử dụng thường xuyên trong lưu thông hàng hải quốc tế. Quyền quá cảnh có nội dung rộng hơn so với quyền đi qua vô hại, cụ thể quyền quá cảnh không thể bị đình chỉ, tùa ngầm quân sự có thể đi qua ở tư thế chìm và phương tiện bay quân sự cũng như dân sự đều có thể sử dụng quyền này, có quyền bay qua vùng trời trên vùng nước quần đảo.