Nguyên tắc tự do biển cả là gì? Pháp luật quốc tế quy định về nguyên tắc này như thế nào? Phân tích và đánh giá về nguyên tắc tự do biển cả.
Hiện nay, trên thế giới biển chiếm phần lớn diện tích so với đất liền thì trong đó nước ta cũng không ngoại lệ. Vùng biển Việt Nam là một phần biển đông chiếm diện tích khoản 1 triệu km2. Do đó, cũng phát sinh nhiều tranh chấp khi khai thác, sử dụng và bảo vệ chủ quyền của mình thì một yêu cầu đặt ra là cần có một nguyên tắc để các bên tuân theo và thực hiện cũng như cần một chế tài để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra giữa các quốc gia có biển gần nhau. Do đó, trong bài viết này thì chúng tôi sẽ làm rõ về các vấn đề các quy định về các nguyên tắc tự do biển cả là gì? Pháp luật quốc tế quy định về nguyên tắc này như thế nào? Phân tích và đánh giá về nguyên tắc tự do biển cả.
Luật biển là một trong những ngành độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế xuất hiện từ thời xưa và có vai trò quan trọng trong đời sống quan hệ quốc tế. Lúc đầu mới hình thành, luật biển tồn tại dưới dạng những tập quán quốc tế chỉ được một số quốc gia thừa nhận và vận dụng. Về sau trải qua thời gian dài hợp tác và đấu tranh giữa các quốc gia, luật biển ngày càng phát triển và hoàn thiện tạo nen môi trường pháp lý cho cộng đồng quốc tế trong việc quản lý, khai thác và sử dụng biển có hiệu quả, điển hình là sự ra đời của công ước quốc tế lớn về luật biển như: công ước luật biển năm 1958, năm 1982 và các quy phạm tập quán hiện hành.
Các nguyên tắc cơ bản của luật biển quốc tế:
– Nguyên tắc tự do biển cả
Nguyên tắc này thể hiện là biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Quyền tự do trên biển cả được thực hiện trong những điều kiện do các quy định của Công ước hay và những quy tắc khác của pháp luật quốc tế trù định. Đối với các quốc gia dù có biển hay không có biển, quyền tự do này đặc biệt bao gồm những quyền như sau:
+ Các quốc gia có quyền tự do hàng hải và không phải các quốc gia nào cũng được hưởng quyền này như các tàu thuyền không mang quốc tịch, tàu của cướp biển thì không được hưởng các quyền này. Đây là quyền của tất cả các quốc gia không phân biệt nước có biển hay không có biển đều được sử dụng các phương tiện vận chuyển của mình trên mặt nước, đi lại dưới mặt nước để đi lại tự do mà không bị khám xét và phải tuân theo quy định pháp luật của nước đó khi đi qua.
+ Ngoài ra thì các nước cũng sẽ được hưởng các quyền tự do hàng không sẽ tạo ra các đòn đẩy cho các ngành du lịch và xuất khẩu phát triển.
+Tự do đặt các dây cáp hoặc ống dẫn ngầm với điều kiện tuân thủ các quy định về an toàn.
+ Tự do xây dựng các đảo nhân tạo hoặc các thiết bị khác được pháp luật quốc tế cho phép, với điều kiện tuân thủ các trình tự thủ tục theo quy định và không đe dọa xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác.
+ Các quốc gia có quyền tự do đánh bắt hải sản trong phần chủ quyền hợp pháp của mình.
Các quốc gia có quyền tự do nghiên cứu khoa học với các điều kiện tuân thủ theo các trình tự mà điều ước quốc tế quy định và không gây thiệt hại, đe dọa gây thiệt cho các vùng, lãnh thổ khác.
+ Mỗi quốc gia khi thực hiện và phải tuân thủ các quyền tự do này phải tính đến lợi ích của việc thực hiện tự do trên biển cả của các quốc gia khác, cũng như đến các quyền được Công ước thừa nhận liên quân đến các hoạt động trong Vùng.
– Nguyên tắc đất thống trị biển
Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong luật biển quốc tế thì việc các quốc gia mở rộng chủ quyền của quốc gia mình ra biển không thể tách rời yếu tố chủ quyền yếu tố chủ quyền lãnh thổ đất bao gồm cả các quần đảo và cả đảo tự nhiên của các quốc gia.
Còn thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm khu vực đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó ờ khoảng cách gần hơn.và được các bên tôn trọng bảo vệ, bất khả xâm phạm không ai có quyền xâm phạm.
– Nguyên tắc di sản chung của loài người
Hiện nay, theo quy định của công ước biển năm 1982 thì các vùng và tài nguyên của nó là di sản chung của loài người.
Cho nên, không một ai, không một cá nhân nào, không một pháp nhân nào hay bất kỳ một quốc gia nào có thể chiếm đoạt bất cứ một phần nào đó của di sản chung của loài người hoặc đòi hỏi thực hiện chủ quyền hay các quyền thuộc vùng lãnh thổ đó. Vì vậy, không một hành động chiếm đoạt nào được thừa nhận. Mọi hành vi vi phạm và không tuân theo công ước này thì do sẽ cơ quan quyền lực được thành lập theo quy định của công ước về luật biển sẽ giới hạn quyền tài phán quốc gia sẽ thay mặt cho tất cả các quyền đối với các tài nguyên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc sử dụng biển cả vì mục đích hòa bình
Không một quy định nào của phần này ảnh hưởng đến quyền của các quốc gia thành viên đi đến thỏa thuận giải quyết vào bất cứ lúc nào, bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào theo sự lựa chọn của mình một vụ tranh chấp xảy ra giữa họ và vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước.
– Nguyên tắc sử dụng hợp lí và bảo vệ sinh vật sống trên biển để bảo vệ nguồn đa dạng sinh vật biển.
– Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển
Khi các quốc gia có quyền thuộc chủ quyền khai thác các tài nguyên thiên nhiên của mình một cách hợp pháp theo chính sách về môi trường của mình và theo đúng nghĩa vụ bảo vệ và gìn giữ môi trường biển của mình và ảnh hưởng đến môi trường cũng vùng lãnh thổ của quốc gia khác.
+ Khi có các mối đe dọa ô nhiễm môi trường của vùng biển thì các quốc gia, vùng lãnh thổ tùy theo tình hình, thi hành riêng rẽ hay phối hợp với nhau, tất cả các biện pháp phù hợp với Công ước, cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, sử dụng các phương tiện thích hợp nhất mà mình có, và cố gắng điều hòa các chính sách của mình về mặt này.
+ Các quốc gia thi thành mọi biện pháp cần thiết để cho các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không gây tác hại do ô nhiễm cho các quốc gia khác và cho môi trường của họ và để cho nạn ô nhiễm nảy sinh từ những tai nạn hay từ các hoạt động thuộc quyền tài phán hay quyền kiểm soát của mình không lan ra ngoài các khu vực mà mình thi hành các quyền thuộc chủ quyền theo đúng Công ước.
+ Các quốc gia phải tìm ra các biện pháp được sử dụng để thi hành phần này cần phải nhằm vào tất cả các nguồn gây ra ô nhiễm môi trường biển. Nhất là, chúng bao gồm những biện pháp nhằm hạn chế đến mức cao nhất tránh để gây ra thiệt hạy ảnh hưởng đến môi trường toàn cầu.
+ Các vùng lãnh thổ, các quốc gia cần tìm ra các biện pháp ngăn chặn nguồn ô nhiễm từ việc thải bỏ từ khí quyển xuống hay đi qua khí quyển do nhận chìm các chất độc có hại và độc hại, đặc biệt là các chất không bị phân hủy từ các nguồn ở đất liền;
+ Cần đưa ra các giải pháp về ô nhiễm do các tàu thuyền gây ra, đặc biệt là những biện pháp nhằm đề phòng các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, nhằm đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, ngăn ngừa những hành động thải bỏ, dù cố ý hay không, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các tàu thuyền;
+ Các nguồn gây ra ô nhiễm bắt nguồn từ các thiết bị hay phương tiện được sử dụng để thăm dò hay khai thác các tài nguyên thiên nhiên của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển này, đặc biệt là các biện pháp nhằm phòng ngừa các sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và việc khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và thành phần nhân viên được sử dụng ở đó phải được các quốc gia quan tâm đúng mức.
+ Các quốc gia cần ngăn chặn ô nhiễm xuất phát từ các thiết bị hay phương tiện khác hoạt động trong môi trường biển, đặt biệt là những biện pháp nhằm phòng ngừa những sự cố và đối phó với các trường hợp khẩn cấp, bảo đảm an toàn cho các hoạt động trên biển, và quy định về cách thiết kế, cấu trúc, trang bị và khai thác các thiết bị hay phương tiện này,và thành phần nhân viên được sử dụng ở đó.
+ Khi các quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện thi hành các biện pháp phòng ngừa, hạn chế , hay chế ngự ô nhiễm môi trường biển, các quốc gia tránh chấp cứ sự can thiệp vô lý nào vào các hoạt động của các quốc gia khác đang thi hành các quyền hay đang thực hiện nghĩa vụ của họ theo đúng Công ước.
+ Các biện pháp được các quốc gia được thi hành theo đúng phần này bao gồm các biện pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ thống sinh thái hiếm hoi hay mỏng manh cũng như điều kiện cư trú của các loài và các sinh vật biển khác đang thoái hóa, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt cần phải hết sức quan tâm đến không ảnh hưởng đến nhân loại
Nguyên tắc tự do biển cả là nguyên tắc cổ điển và cơ bản của luật quốc tế. Do đặc trưng không thuộc sở hữu của bât kì quốc gia nào, quy chế pháp lý của biển cả là quy chế tự do, được hiểu theo hai khía cạnh sau:
– Thừa nhận sự ngang nhau về quyền lợi và lợi ích của mọi quốc gia trên biển cả.
– Không có sự phân biệt đối xử dựa trên hoàn cảnh địa lý của mọi quốc gia khi tham gia sử dụng và khai thác biển cả.
Bản chất pháp lý này thể hiện và đảm bảo bằng nội dung của nguyên tắc tự do biển cả: biển cả là để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển. Nguyên tắc tự do biển cả không cho phép bất cứ quốc gia nào có thể áp đặt một cách hợp pháp một bộ phận nào đó của biển cả thuộc chủ quyền của mình. Điều đó có nghĩa là trong biển cả tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do được quy định trong luật quốc tế. Song, mỗi quốc gia khi thực hiện các quyền tự do của mình phải tôn trọng quyền lợi của các quốc gia khác.
Theo quy định tại điều 87 Công ước Luật biển năm 1982 nguyên tắc tự do biển cả được cụ thể hóa thành các quyền cơ bản:
– Tự do hàng hải: đây là quyền tự do truyền thống, quan trọng nhất để phân biệt tính chất pháp lí của biển cả với những vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và liên quan trực tiếp đến tàu thuyền mang quốc tịch của các quốc gia.
Khi hoạt động trong vùng biển cả, nguyên tắc tự do biển cả có ý nghĩa tạo ra cho tàu một nước nhất định không phải chịu sự tài phán của một quốc gia khác, trừ quốc gia mà tàu mang quốc tịch. Theo quy chế tự do này, tàu thuyền quân sự của mỗi quốc gia hoạt động trên biển quốc tế bên cạch quyền miễn trừ tư pháp đối với tàu thuyền vi phạm của nước mình hoặc của những tàu thuyền có các hành vi phạm theo quy định trong công ước Luật biển năm 1982.
– Các quyền tự do khác: Ngày nay ghi nhận biển cả là được để ngỏ cho tất cả các quốc gia dù có biển hay không có biển, điều này có nghĩa là các quốc gia có những quyền tự do trong sử dụng biển cũng như hưởng lợi ích từ biển cả. Đó là những quyền tự do hàng không, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do xây dựng các đảo nhân tạo, nghiên cứu khao học biển… các quyền này được thực hiện trong khuôn khổ quy định của Luật biển quốc tế chứ không phải là sự tự do không có hạn chế hoặc tùy tiện sử dụng biển cả.