Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự? Những tình tiết sự kiện không cần chứng minh trong tố tụng dân sự?
Chứng minh là một hoạt động rất có ý nghĩa đối với giải quyết vụ việc dân sự, cụ thể chứng minh là việc tìm ra các tình tiết hay chứng minh các tình tiết đó là có thật trên thực tế bằng sự việc hoặc bằng lí lẽ, bên cạnh đó cũng có các trường hợp có những tình tiết sự kiện không cần chứng minh trong tố tụng dân sự do
Cơ sở pháp lý:
Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự
Tại
Hoạt động chứng minh có thể nhận thấy đây là hoạt động tố tụng dân sự cơ bản của các chủ thể tố tụng. Kết quả giải quyết các vụ việc dân sự phụ thuộc phần rất lớn vào kết quả của hoạt động chứng minh. Chứng minh trước hết có ý nghĩa xác định, làm rõ được các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự theo đúng quy định của pháp luật đề ra. Nếu xét chứng minh dưới góc độ lí luận và thực tiễn thì chứng minh vẫn là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự. Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết. Trên thực tế, không loại trừ trường hợp thẩm phán, hội thẩm nhân dân giải quyết vụ việc dân sự có thể biết được một sự kiện, tình tiết nào đó của vụ việc dân sự do ngẫu nhiên.
Theo đó chúng ta có thể thấy rằng đối với các đương sự thì chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đương sự làm rõ được cơ sở quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục tòa án bảo vệ. Theo đó, trước tòa án nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không được tòa án bảo vệ.
Đối với các trường hợp cụ thể trên thực tế tòa án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, không làm sáng tỏ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Điều này một mặt dẫn đến việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật, mặt khác làm cho đương sự không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật. Như vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án được đúng đắn mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án.
Kết luận: Từ những phân tích chúng tôi đưa ra như trên có thể đúc kết về hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình gồm hoạt động của tòa án, viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu, phản đối yêu cầu của mình và phán quyết của tòa án trên cơ sở quy định của pháp luật. Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức diễn ra xuyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết. Hoạt động chứng minh được xếp vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vụ án. Điều này có nghĩa là yếu tố cấu thành vụ án đã vốn có, vốn đã tồn tại, nay chỉ đi tìm lại, diễn đạt lại một cách đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Hay nói cách khác, hoạt động chứng minh là hoạt động thông qua việc sử dụng chứng cứ để tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án.
2. Những tình tiết sự kiện không cần chứng minh trong tố tụng dân sự
Chứng minh là để xác định sự thật của vụ việc dân sự trên mọi tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự đều phải chứng minh. Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất, đặc điểm của một số loại tình tiết, sự kiện thì chúng ta có thể được tòa án sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự mà không phải chứng minh.
Tại Điều 92. Những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh Bộ luật dân sự 2015 quy định:
1. Những tình tiết, sự kiện sau đây không phải chứng minh:
a) Những tình tiết, sự kiện rõ ràng mà mọi người đều biết và được Tòa án thừa nhận;
b) Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
c) Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp; trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ tính khách quan của những tình tiết, sự kiện này hoặc tính khách quan của văn bản công chứng, chứng thực thì Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự, cơ quan, tổ chức công chứng, chứng thực xuất trình bản gốc, bản chính.
2. Một bên đương sự thừa nhận hoặc không phản đối những tình tiết, sự kiện, tài liệu, văn bản, kết luận của cơ quan chuyên môn mà bên đương sự kia đưa ra thì bên đương sự đó không phải chứng minh.
3. Đương sự có người đại diện tham gia tố tụng thì sự thừa nhận của người đại diện được coi là sự thừa nhận của đương sự nếu không vượt quá phạm vi đại diện.
Như vậy, đối với các tình tiết, sự kiện quy định tại Điều 92
Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không thể xác định chính xác mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện mà chỉ đánh giá một cách tương đối. Do đó, không thể giới hạn về mức độ phổ biến của tình tiết, sự kiện không cần chứng minh. Tuy nhiên, nếu tình tiết, sự kiện xảy ra trong phạm vi lãnh thổ không lớn như ở một xã, huyện… thì khi giải quyết, tòa án phải chỉ ra tình tiết, sự kiện đã xảy ra ở địa phương mọi người đều biết.
Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong các bản án, quyết định của Tòa án cụ thể và những bản án quyết định đó đã có hiệu lực pháp luật hay có thể là quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
Những tình tiết, sự kiện này không phải chứng minh bởi lẽ chúng đã được chứng minh trước đó, việc chứng minh lại là không cần thiết vì tòa án, cơ quan nhà nước nào giải quyết vụ việc cũng đều dựa trên việc thực hiện quyền lực của nhà nước ta. Ngoài ra, việc chứng minh lại tình tiết, sự kiện này còn có thể dẫn đến khả năng có những kết luận khác nhau về nó, dẫn đến việc phức tạp trong việc giải quyết vụ việc dân sự, làm giảm uy tín của tòa án. Trong trường hợp có tính nghi ngờ về tính đúng đắn của nó tòa án cũng không cho chứng minh lại nhưng cũng không được sử dụng nhưng tình tiết, sự kiện này để giải quyết vụ việc dân sự. Đối với trường hợp này, tòa án có thể quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý và nêu vấn đề xem xét lại tình tiết, sự kiện bằng việc xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm.
Những tình tiết, sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp theo quy định của pháp luật. Theo đó đối với những tình tiết, sự kiện này cũng không phải chứng minh, bởi vì những tình tiết, sự kiện này đã được ghi lại dưới hình thức nhất định nên rõ ràng và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Bên cạnh đó, đối với những tình tiết, sự kiện tuy đã được công chứng, chứng thực nhưng việc công chứng, chứng thực đó không hợp pháp thì tòa án vẫn phải cho chứng minh để phủ nhận hoặc công nhận văn bản công chứng, chứng thực.
Những tình tiết, sự kiện mà đương sự hoặc người đại diện của đương sự bên này thừa nhận hoặc không phản đối thì đương sự bên kia không phải chứng minh. Điều đó có nghĩa là một trong những vấn đề thuộc bản chất của chứng minh là làm cho đương sự bên kia thấy rõ sự tồn tại của các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự để thừa nhận và quyết định. Bên cạnh đó thì không phải trường hợp nào đương sự hay người đại diện của họ thừa nhận đều là đúng. Theo đó nên, khi cần thiết tòa án vẫn cần phải cho chứng minh những tình tiết sự kiện mà các đương sự hay người đại diện của họ đã thừa nhận.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về vấn đề “Những tình tiết sự kiện không cần chứng minh trong tố tụng dân sự” và các thông tin pháp lý khác liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.