Công ty TNHH cho mượn con dấu thì sẽ phải chịu hậu quả pháp lý về trách nhiệm nếu có tranh chấp và bên mượn con dấu trở về nước.
Tóm tắt câu hỏi:
Bên mình là một công ty TNHH một thành viên. Vừa rồi bên mình cho người Hàn Quốc mượn con dấu để ký hợp đồng xây dựng với một công ty khác nhưng người Hàn muốn chuyển số tiền bên nhà thầu chính và bên mình đã làm bản cam kết giao lại số tiền cho người Hàn đó và chủ đầu tư đã ký và đóng dấu xác nhận. Bên mình không có trách nhiệm gì với chủ đầu tư và nay đã làm việc được 90% công trình. Người Hàn Quốc nay đã về nước thì liệu bên mình có ảnh hưởng gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Câu hỏi của bạn đưa ra chưa được rõ ràng về việc người Hàn Quốc đó mượn với tư cách cá nhân hay đại diện cho một công ty nào khác, vấn đề bên bạn chuyển tiền cho phía bên kia. Vì vậy, công ty xin đưa ra một số quan điểm cho trường hợp của bạn.
Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định tại điều Điều 44 về "Con dấu của doanh nghiệp"
“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:
a) Tên doanh nghiệp;
b) Mã số doanh nghiệp.
2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty.
4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 58/2001/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 31/2009/NĐ-CP quy định "Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước".
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, con dấu là điểm riêng biệt về mặt pháp lý của mỗi doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần phải giữ, gìn. Pháp luật hiện nay cũng chưa quy định về cụ thể về trường hợp cho mượn con dấu, nhưng trên thực tế nếu có tranh chấp xảy ra phía công ty có con dấu được đem ra thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có xác nhận đã biết và chấp nhận hợp đồng xây dựng. Trường hợp nếu công ty của bạn không tham gia và không biết gì về các điều khoản của hợp đồng xây dựng tức là khi cho mượn dấu thì đã không biết đến hợp đồng xây dựng đó thì hợp đồng coi như vô hiệu.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.