Khi tiến hành tạm đình chỉ kinh doanh thì cần phải lập biên bản tạm đình chỉ kinh doanh. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu biên bản tạm đình chỉ kinh doanh và hướng dẫn soạn thảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản tạm đình chỉ kinh doanh là gì?
Mẫu biên bản tạm đình chỉ kinh doanh là mẫu biên bản do Uỷ ban nhân dân xã/ phường lập ra khi tiến hành tạm đình chỉ đối với cơ sở kinh doanh.
Mẫu biên bản tạm đình chỉ kinh doanh được dùng để ghi nhận về quá trình tạm đình chỉ của Uỷ ban nhân dân xã/ phường đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khi cơ sở đó bị tạm đình chỉ kinh doanh. Mẫu biên bản nêu rõ người lập biên bản, cơ sở kinh doanh bị đình chỉ kinh doanh, biện pháp xử lý đối với cơ sở kinh doanh bị đình chỉ.
2. Mẫu biên bản tạm đình chỉ kinh doanh:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……………, ngày …… tháng …..năm ……….
BIÊN BẢN TẠM ĐÌNH CHỈ KINH DOANH
Lúc ….. giờ ….. ngày …. tháng … năm …..(1)
Bộ phận kiểm tra chúng tôi gồm có:
Họ tên ……………. Chức vụ: ……………… (cảnh sát khu vực..) (2)
Đại diện cho UBND phường: …(3)
Đến kiểm tra địa điểm kinh doanh tại số: ……. đường…. Phường …. Quận…(4)
Do Ông (Bà) ……..(5)
CMND số ……..…. Ngày và nơi cấp: ………(6)
Thường trú tại: ……(7)
Đang kinh doanh ngành nghề: ………(8)
Mặt hàng: ………(9)
KẾT QUẢ KIỂM TRA VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ
Ông (Bà): …………(10)
Kinh doanh không đúng giấy phép (kinh doanh ngành nghề mặt hàng ngoài giấy phép kinh doanh; không đúng địa điểm kinh doanh).
Phải tạm đình chỉ kinh doanh và nộp phạt vi phạm hành chánh, mức phạt …. đồng.
(chữ) …(11)
Biên bản này được lập thành 2 bản. Bộ phận kiểm tra 1 bản và người bị kiểm tra 1 bản.
NGƯỜI BỊ KIỂM TRA
Ký tên
Họ và tên
ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN KIỂM TRA
Ký tên
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày, tháng, năm lập biên bản
(2): Điền tên của cảnh sát khu vực
(3): Điền tên của UBND Phường đại diện kiểm tra
(4): Điền địa điểm kinh doanh kiểm tra
(5): Điền tên của chủ cơ sở kinh doanh
(6): Điền số chứng minh nâhn dân/căn cước công dân của chủ cơ sở kinh doanh
(7): Điền địa chỉ thường trú của chủ cơ sở kinh doanh
(8): Điền tên ngành nghề đang kinh doanh
(9): Điền tên mặt hàng kinh doanh
(10): Điền tên chủ cơ sở kinh doanh
(11): Điền số tiền mà chủ cơ sở kinh doanh phải nộp phạt
4. Tìm hiểu về kinh doanh và tạm đình chỉ kinh doanh:
– Trong hoạt động kinh doanh thì việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ như một hoạt động chủ yếu và diễn ra thường xuyên và lặp lại. Một sản phẩm và dịch vụ trước khi đến được tay người dùng cần trải qua nhiều giao dịch khác nhau.
– Các hoạt động trong kinh doanh đều có sự liên quan trực tiếp và gián tiếp đến việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ đổi lấy tiền hoặc các giá trị của tiền.
– Trong bất kỳ một lĩnh vực hay một chuyên ngành nào đều cần có kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp. Đối với lĩnh vực kinh doanh, muốn trở thành một doanh nhân giỏi cần có những phẩm chất và những kỹ năng kinh doanh nhất định và bắt buộc để có thể điều hành doanh nghiệp.
– Trong hoạt động kinh doanh hay bất kỳ một lĩnh vực nào khác đều mang một mục tiêu chính là kiếm lại lợi nhuận kinh tế. Lợi nhuận chính là những thành quả của hoạt động kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ của một doanh nhân.
– Tuy nhiên trong kinh doanh thì sẽ phải trải qua nhiều rủi ro và những sự cố không chắc chắn. Một số rủi ro trong kinh doanh là mất mát do hỏa hoạn hay trộm cắp cũng có thể bảo vệ bằng chính bảo hiểm. Cũng có những điều không chắc chắn như mất mát do thay đổi các nhu cầu tiêu dùng mà thị trường biến động giá cả.
– Trong kinh doanh thì các hoạt động kinh doanh có thể được kết nối với sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Trong những trường hợp này được gọi là hoạt động công nghiệp. Các ngành công nghiệp có thể được coi là chính hoặc phụ tùy vào quy mô hoạt động kinh doanh
– Trong kinh doanh để giao dịch được hàng hóa và dịch vụ. Hàng hóa được chia thành 2 loại chính đó là:
+ Thứ nhất, hàng tiêu dùng: Những hàng hóa sử dụng bởi người tiêu dùng. Đây chính là những sản phẩm sử dụng trong sinh hoạt cuộc sống hàng ngày, những đồ dùng thiết yếu không thể thiếu.
+ Thứ hai, hàng hóa sản xuất: Đây là loại hàng hóa được sản xuất nhằm phục vụ cho công việc sản xuất như các thiết bị máy móc…
Phân loại ngành nghề kinh doanh cơ bản:
– Thứ nhất, ngành nông nghiệp và khai thác: Đây là ngành kinh doanh liên quan đến hoạt động sản xuất nguyên liệu thô nông sản và khoáng sản. Những nguyên nhiên liệu chủ yếu là việc chăn nuôi thủy sản, động vật, khai thác gỗ, khoáng sản, hay trồng và kinh doanh các loại cây nông nghiệp.
– Thứ hai, đó là ngành thông tin: Đây là ngành nghề mà những công ty kinh doanh sẽ thu lợi nhuận từ việc bán lại quyền sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ là quyền mà người sở hữu những sản phẩm đó khi đăng ký có thể bán lại, hoặc nhượng lại nhưng có thời hạn những sản phẩm đã đăng ký quyền để đảm bảo việc sản phẩm trí tuệ không bị đạo nhái một cách tùy tiện.
– Thứ ba, ngành dịch vụ tài chính: Dịch vụ tài chính là bao gồm các ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, v.v. thu lợi nhuận thông qua việc đầu tư và quản lý nguồn vốn. Hiện nay, với việc nền kinh tế thị trường ngày càng trở nên phát triển, ngành dịch vụ tài chính cũng vì vậy mà có những bước chuyển mình rất lớn. Hàng loạt các dịch vụ về tài chính, ngân hàng có lợi với cả người sử dụng và bên cung cấp liên tục được ra mắt. Điều này cho thấy được tương lai rộng mở của lĩnh vực này.
– Thứ tư, ngành kinh doanh dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa vô hình, thu lợi bằng cách tính giá sức lao động hoặc các dịch vụ đã cung cấp cho chính phủ, các lĩnh vực kinh doanh khác hoặc khách hàng như trang trí nội thất, làm đẹp, tạo mẫu tóc, trang điểm, thẩm mỹ, giặt là, kiểm soát dịch bệnh, côn trùng…
– Thứ năm, ngành kinh doanh vận tải: Những đơn vị kinh doanh vận tải sẽ thu lợi nhuận từ việc phí vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác. Kinh doanh vận tải có thể hoạt động dưới nhiều hình thức và thông qua nhiều loại phương tiện khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của khách hàng để có những sự thay đổi.
– Thứ sáu, bán lẻ và phân phối: Hoạt động như một trung gian giữa nhà sản xuất và khách hàng, thu lợi nhuận qua dịch vụ bán lẻ và phân phối hàng hóa/ dịch vụ.
– Thứ bảy, ngành sản xuất: Sản xuất hàng hóa từ các nguyên liệu thô hoặc các chi tiết cấu thành, sau đó bán đi thu lợi nhuận.
– Thứ tám, kinh doanh bất động sản: Thu lợi từ việc bán, cho thuê, phát triển các tài sản bao gồm đất, nhà ở gắn liền với đất và các loại công trình khác.
– Căn cứ Nghị định 117/2020/NĐ- CP thì không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ kinh doanh trong một số lĩnh vực thì bị xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
+ Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh;
+ Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch thuộc nhóm A;
+ Đưa ra khỏi vùng có dịch thuộc nhóm A những vật phẩm, động vật, thực vật, thực phẩm và hàng hóa khác có khả năng lây truyền bệnh dịch;
+ Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác là trung gian truyền bệnh thuộc nhóm A.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch;
+ Không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
+ Đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch;
+ Không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc thực hiện biện pháp vệ sinh, diệt trùng, tẩy uế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
+ Buộc hoàn trả số tiền đã thu không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
+ Buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm b, c khoản 4 và điểm d khoản 5 Điều này;
+ Buộc xử lý y tế phương tiện vận tải đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 5 Điều này. ( Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)
– Tại Điều 72 Nghị định 117/2020/NĐ0 CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Phân loại trang thiết bị y tế hoặc ban hành kết quả phân loại trang thiết bị y tế khi đang trong thời gian bị tạm đình chỉ hoạt động;
+ Chủ sở hữu số lưu hành không dừng lưu hành trang thiết bị y tế; không thực hiện các biện pháp thu hồi trang thiết bị y tế có số lưu hành mà hồ sơ cấp số lưu hành có sử dụng bản kết quả phân loại đã được Bộ Y tế ban hành văn bản thu hồi và đã thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhưng chưa bán đến người sử dụng.
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Phân loại trang thiết bị y tế khi chưa công bố đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế hoặc bị thu hồi phiếu tiếp nhận đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế;
+ Phân loại trang thiết bị y tế khi không đáp ứng điều kiện của cơ sở phân loại trang thiết bị y tế sau khi đã công bố đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.