Thông tư 01/2007/TT-BCA ngày 02 tháng 01 năm 2007 quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
THÔNG TƯ
Mục lục bài viết
Quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/6/2001;
Căn cứ Nghị định 14/2003/NĐ-CP ngày 19/2/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật giao thông đường bộ;
Căn cứ Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định về việc tổ chức đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như sau:
I. QUY ĐINH CHUNG
1. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1.1. Thông tư này quy định việc đăng ký, cấp biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Xe ô tô, máy kéo, mô tô, xe gắn máy, các loại xe kết cấu tương tự, kể cả xe cơ giới dùng cho người tàn tật và rơ moóc, sơ mi rơ moóc (dưới đây gọi tắt là xe của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có trụ sở, cư trú trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2. Thông tư này không áp dụng đối với xe quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng và xe máy chuyên dùng.
2. Phân cấp cơ quan đăng ký xe
2.1. Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – Đường sắt (Tổng cục cảnh sát – Bộ Công an): đăng ký xe ô tô của các cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế, cá nhân nước ngoài làm việc trong cơ quan, tổ chức đó, một số cơ quan Trung ương có danh mục kèm theo) và xe của cơ quan Bộ Công an;
Ngoài các xe quy định trên, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ – Đường sắt đăng ký xe theo yêu cầu nghiệp vụ được lãnh đạo Bộ Công an hoặc Tổng cục Cảnh sát phê duyệt.
2.2. Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: đăng ký ô tô của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, xe quân đội làm kinh tế; mô tô, xe gắn máy của tổ chức, cá nhân nước ngoài, liên doanh, dự án tại địa phương mình (trừ các đối tượng quy định tại điểm 2.1 nêu trên).
2.3. Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gọi chung là Công an cấp huyện đăng ký mô tô, xe gắn máy của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước đang cư trú hoặc có trụ sở tại huyện (trừ các đối tượng quy định tại điểm 2.1 và 2.2 nêu trên).
Trường hợp Giám đốc Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa phân cấp đăng ký xe mô tô, xe máy cho Công an cấp huyện thì phải có văn bản báo cáo Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát).
3. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký xe
3.1. Cơ quan đăng ký xe có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến công tác đăng ký xe, không tự đặt thêm các thủ tục đăng ký xe trái quy định tại Thông tư này; giải quyết đăng ký xe theo quy định của Bộ Công an.
3.2. Trách nhiệm của cán bộ tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe phải kiểm tra, đối chiếu giữa hồ sơ với xe, đúng thủ tục theo quy định thì tiếp nhận giải quyết theo đúng thời gian quy định. Trường hợp hồ sơ không đảm bảo thủ tục quy định, phải hướng dẫn cụ thể, đầy đủ một lần cho chủ xe bổ sung và chịu trách nhiệm về hướng dẫn đó.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568