Nguyên tắc đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài chuyển tiền ra nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? Ý nghĩa của nguyên tắc này ra sao?
Nhìn chung, với mục đích chung là thúc đẩy tự do hóa, tăng cường khả năng đầu tư, nguyên tắc đảm bảo cho nhà đầu tư nước ngoài đã có những tác động nhất định đối với cả nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
* Đối với nhà đầu tư:
– Nguyên tắc này góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài đối với những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Bằng sự đảm bảo này, nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do trong việc dịch chuyển tài sản hợp pháp của mình mà không gặp những trở ngại tại quốc gia tiếp nhận đầu tư.
– Được thỏa mãn nhu cầu tất yếu khi họ tiến hành hoạt động đầu tư: đó là chuyển số lợi nhuận mà họ thu được về đất nước của họ.
– Theo luật Việt Nam, khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, nhà đầu tư không phải nộp thuế. Quy định này nhằm tránh việc đánh thuế hai lần, vì lợi nhuận mà nhà đầu tư được chuyển là lợi nhuận sau thuế tức là nhà đầu tư đã phải nộp, thuế thu nhập trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài. Trách nhiệm nộp thuế trong trường hợp này không thuộc về nhà đầu tư mà thuộc về doanh nghiệp nơi nhà đầu tư tham gia đầu tư vốn.
– Nhà đầu tư nước ngoài có thể được đảm bảo một môi trường đầu tư minh bạch, thông thoáng, thuận lợi cho việc đầu tư, được đảm bảo về quyền sở hữu tài sản hợp pháp.
* Đối với quốc gia nước tiếp nhận đầu tư:
Các biện pháp đảm bảo đầu tư nói chung và đảm bảo việc nhà đầu tư nước ngoài được chuyển tiền ra nước ngoài đã góp phần không nhỏ trong việc làm minh bạch hóa chính sách, hoàn thiện môi trường đầu tư. Cụ thể hơn, khi tài sản, lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư được đảm bảo quyền sở hữu, được tự do dịch chuyển về nước sở tại, dẫn tới nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc đầu tư vào quốc gia đó. Nhờ vậy, tạo điều kiện cho nền kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư phát triển.
Hòan thiện hệ thống pháp luật: Trong trường hợp Việt Nam, việc quy định nguyên tắc này giúp đảm bảo tính hợp lý của pháp luật Việt Nam trong quy định về việc chống đánh thuế hai lần đối với lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có những điểm hạn chế nhất định, việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tự do chuyển tiền ra khỏi biên giới, lãnh thổ quốc gia, nếu không có sự kiểm soát, nguyên tắc này có thể bị lạm dụng, để chuyển những khoản tiền không hợp pháp ra nước ngoài, vượt qua sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước dưới hình thức lợi nhuận hoạt động đầu tư. Điều đó xấu đòi hỏi cần có cơ chế quản lý chặt chẽ, xác minh rõ ràng các khoản tiền mà nhà đầu tư chuyển ra nước ngoài.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thêm vào đó, như đã phân tích, có những ngoại lệ, những điều kiện đối với nguyên tắc tự do dịch chuyển tiền ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn theo pháp luật Việt Nam: Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài khi: “Nhà đầu tư nước ngoài được chuyển hàng năm số lợi nhuận được chia hoặc thu được từ các hoạt động đầu tư trực tiếp tại Việt Nam ra nước ngoài” ( Khoản 1 Điều 4 Thông tư 186/2010/TT – BTC). Một trong những vấn đề đang được rất nhiều các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài quan tâm trong khi cân nhắc đầu tư vào Việt Nam đó là việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài sẽ được tính thuế như thế nào? Hay để nhà đầu tư nước ngoài có thể tự do dịch chuyển lợi nhuận ( tiền) của họ ra nước ngoài, mức độ thuế họ phải nộp là bao nhiêu? Điều đó đòi hỏi cơ quan có thẩm quyền cần xác định mức thuế một cách rõ ràng, cụ thể theo quy định pháp luật, tránh tình trạng mập mờ, khó hiểu, gây khó khăn cho nhà đầu tư.