Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn Nghị quyết 35/2000/QH10 về việc thi hành Luật Hôn nhân và gia đình do Tòa án nhân dân tối cao - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp ban hành. Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP được ban hành ngày 03/01/2001 có hiệu lực từ ngày 18/01/2001.
Mục lục bài viết
- 1 1. Tóm tắt nội dung Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- 2 2. Thuộc tính văn bản Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
- 3 3. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có còn hiệu lực không?
- 4 4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
- 5 5. Toàn văn nội dung Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
1. Tóm tắt nội dung Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
- Nội dung chính:
+ Các vấn đề liên quan đến kết hôn và ly hôn: Điều kiện kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng sau ly hôn…
+ Các vấn đề liên quan đến tài sản của vợ chồng: Quy định về chế độ tài sản của vợ chồng, chia tài sản khi ly hôn, xử lý tài sản chung…
+ Các vấn đề liên quan đến con cái: Quyền nuôi con, nghĩa vụ cấp dưỡng, quyền thăm nuôi con…
+ Các vấn đề khác: Các vấn đề liên quan đến hôn nhân của người nước ngoài, hôn nhân đồng giới (mặc dù tại thời điểm ban hành, hôn nhân đồng giới chưa được pháp luật Việt Nam thừa nhận)…
- Điểm mới:
+ Quy định về việc hủy bỏ hôn nhân: Thông tư đã quy định rõ các trường hợp có thể hủy bỏ hôn nhân và thủ tục thực hiện.
+ Quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng: Thông tư đã quy định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.
+ Quy định về việc thừa kế: Thông tư đã quy định rõ quyền thừa kế của vợ/chồng và con cái trong trường hợp một trong hai người chết.
- Tóm lại:
Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có hiệu lực thi hành từ ngày 18/01/2001, là một văn bản pháp luật quan trọng, có ý nghĩa thiết thực trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình. Thông tư đã đóng góp vào việc xây dựng một hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình ngày càng hoàn thiện và phù hợp với thực tiễn xã hội.
2. Thuộc tính văn bản Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
Số hiệu: | 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao |
Ngày ban hành: | 03/01/2001 |
Người ký: | Nguyễn Thị Tuyết, Trịnh Hồng Dương, Uông Chu Lưu |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Ngày hiệu lực: | 18/01/2001 |
Tình trạng hiệu lực: | Còn hiệu lực |
3. Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP có còn hiệu lực không?
4. Các văn bản có liên quan đến Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP:
- Công văn 17/TANDTC-PC năm 2016 thực hiện Thông tư liên tịch hướng dẫn
Luật hôn nhân và gia đình do Tòa án nhân dân tối cao ban hành; - Công văn về việc xác định thời điểm thụ lý vụ án về hôn nhân và gia đình;
- Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 về việc thi hành
Luật Hôn nhân và Gia đình .
5. Toàn văn nội dung Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP của Bộ Tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao:
BỘ TƯ PHÁP-TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO-VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO ******** | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ******** |
Số: 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP | Hà Nội , ngày 03 tháng 1 năm 2001 |
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO, BỘ TƯ PHÁP SỐ 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP NGÀY 3 THÁNG 1 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ QUYẾT SỐ 35/2000/QH10 NGÀY 9 THÁNG 6 NĂM 2000 CỦA QUỐC HỘI “VỀ VIỆC THI HÀNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH”
Ngày 9/6/2000 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá X đã thông qua Luật hôn nhân và gia đình mới của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ đây gọi tắt là
Để thi hành đúng các quy định của Nghị quyết số 35 của Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp thống nhất hướng dẫn một số điểm sau đây:
1. Theo quy định tại điểm a khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày
2. Đối với trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn, nhưng chưa đăng ký kết hôn và đang chung sống với nhau như vợ chồng, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ có nghĩa vụ đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003; do đó, cần phân biệt như sau:
a. Kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 nếu họ chưa đăng ký kết hôn hoặc đã đăng ký kết hôn mà họ có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý trong trường hợp họ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, thì quan hệ của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng, chứ không phải kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Việc đăng ký kết hôn theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội do Bộ Tư pháp hướng dẫn.
b. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội họ không được công nhận là vợ chồng; nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm b khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, bằng bản án tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.
c. Kể từ sau ngày 01/01/2003 họ mới đăng ký kết hôn và sau đó một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp này, thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
d. Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;
– Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;
– Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến;
– Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình.
3. Đối với trường hợp nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 01/01/2001 trở đi mà không đăng ký kết hôn, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, họ không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu một trong các bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án để giải quyết và áp dụng điểm c khoản 3 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, khoản 1 Điều 11 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 tuyên bố không công nhận họ là vợ chồng; nếu họ có yêu cầu về nuôi con và chia tài sản, thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết theo thủ tục chung.
4. Đối với trường hợp nam và nữ đã đăng ký kết hôn mà từ ngày Thông tư liên tịch này có hiệu lực trở đi có yêu cầu ly hôn hoặc có yêu cầu giải quyết vụ việc khác về hôn nhân và gia đình, thì theo quy định tại khoản 4 Nghị quyết số 35 của Quốc hội, việc Toà án áp dụng pháp luật về Luật hôn nhân và gia đình để giải quyết được thực hiện như sau:
a. Đối với những vụ án mà Toà án đã thụ lý trước ngày 01/01/2001 thì áp dụng
b. Đối với những vụ án mà Toà án thụ lý từ ngày 01/01/2001 thì áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết.
c. Trong trường hợp vụ án đã được Toà án thụ lý trước ngày 01/01/2001, nhưng từ ngày 01/01/2001 trở đi mới giải quyết sơ thẩm, phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, thì theo quy định tại khoản a điểm 4 Nghị quyết số 35 của Quốc hội Toà án áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để giải quyết. Tuy nhiên, để có được quyết định đúng, Toà án cần xem xét tham khảo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 về vấn đề mà Toà án đang giải quyết.
Ví dụ 1: Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định “Về nguyên tắc, con còn bú được giao cho người mẹ nuôi giữ” mà không quy định cụ thể độ tuổi. Khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác”; do đó, mặc dù vẫn áp dụng Điều 45 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 để quyết định việc giao con cho ai nuôi giữ, nhưng cần xem xét, tham khảo khoản 2 Điều 92 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để hiểu khái niệm “con còn bú” là con dưới ba tuổi và trong trường hợp các bên có thoả thuận thì có thể giao “con dưới ba tuổi” cho người bố hoặc người khác nuôi giữ.
Ví dụ 2: Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là: “khi chia tài sản, phải bảo vệ quyền lợi của người vợ và của người con chưa thành niên”, Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định một trong những nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn là “bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình”; do đó, mặc dù vẫn áp dụng nguyên tắc của Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 nhưng khi quyết định chia tài sản cần xem xét, tham khảo Điều 95 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để nuôi mình.
Ví dụ 3: Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 chỉ quy định việc chia tài sản khi ly hôn mà không quy định chia tài sản khi ly hôn là quyền sử dụng đất của vợ, chồng, là nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng và cũng không quy định việc giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên như quy định tại các Điều 97, 98 và 99 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; do đó, khi giải quyết chia tài sản là quyền sử dụng đất của vợ chồng hoặc là nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng cũng như giải quyết quyền lợi của vợ chồng, trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên mặc dù vẫn áp dụng Điều 42 Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, nhưng cần xem xét, tham khảo các Điều 97, 98 và 99 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tương ứng về các vấn đề đó để có được quyết định đúng.
5. Đối với những vụ, việc đã được Toà án giải quyết theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, thì không áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Nghị quyết số 35 của Quốc hội và Thông tư này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
6. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 18/1/2001. Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa được hướng dẫn, cần phải giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung, thì đề nghị phản ánh cho Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp để có sự giải thích hoặc hướng dẫn bổ sung kịp thời.
Nguyễn Thị Tuyết (Đã ký) | Trịnh Hồng Dương (Đã ký) | Uông Chu Lưu (Đã ký) |