Tôi bị một người cầm dao đòi đâm, nhưng sau đó lại bị đối phương cầm dao rượt tiếp. Tôi không bị thương tích gì, nhưng do chạy và bị té nên giờ tôi có vấn đề về lưng, và đồ đạc của tôi bị đập phá.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện tại tôi bị một người cầm dao đòi đâm, 2 bên giăng co, tôi không kháng chịu hay đánh trả, tôi chỉ không chế để lấy lại dao, nhưng sau đó lại bị đối phương cầm dao rượt tiếp. Tôi không bị thương tích gì, nhưng do chạy và bị té nên giờ tôi có vấn đề về lưng, và đồ đạc của tôi bị đập phá. Vậy tôi muốn kiện thì kết quả như thế nào? Mong được giải đáp!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự quy đinh như sau:
“Thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
E) Có tổ chức;
G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Bạn không nói rõ nguyên nhân xaỷ ra vấn đề nhưng vì không có thương tích gì, nên rất khó để khởi tố vụ án mà có thể chỉ xử phạt hành chính, theo định tại Khoản 2, Điều 7 của Nghị định số 73/2010/NĐ-CP ngày 12/7/2010 để xử lý hành chính, cụ thể như sau:
"Điều 7. Hành vi vi phạm trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;"
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hành vi cố ý gây thương tích một cách vô cớ bị xử lý như thế nào?
– Thời hiệu truy cứu hình sự đối với hành vi cố ý gây thương tích
– Cố ý gây thương tích đối với người đang thi hành công vụ
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại