Thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo sự việc của Tòa án nhân dân được quy định như thế nào?
Thẩm quyền xét xử theo vụ việc là thẩm quyền xét xử của Tòa án được phân định bởi tính nghiêm trọng và phức tạp của tội phạm. Thẩm quyền xét xử theo sự việc là việc phân định thẩm quyền xét xử sơ thẩm giữa Tòa án cấp huyện (
1. Thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện
Theo Khoản 1 Điều 170 BLTTHS quy định thì Tòa án cấp huyện có thẩm quyền xét xử những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện.
Những vụ án hình sự thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện là những vụ án hình sự về các tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng. Trong trường hợp điều luật cụ thể có nhiều khoản thì Tòa án cấp huyện xét xử theo khoản thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Tòa án cấp huyện có thẩm quyền xét xử cùng một lúc, một lần , một người phạm nhiều tội, nếu các tội phạm đó đều thuộc thẩm quyền xét xử của mình. Trong trường hợp một người đang chấp hành hình phạt mà bị truy tố về tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện thì Tòa này vẫn có quyền xét xử trừ trường hợp người bị kết án đã bị tuyên hình phạt tử hình hoặc tù chung thân mà chưa được giảm thời hạn chấp hành hình phạt.
Những vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 170 BLTTHS. Những tội phạm này dù là tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng thì cũng không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp huyện.
2. Thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp tỉnh
Theo BLTTHS Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền xét xử sơ thẩm đối với những vụ án:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Những vụ án hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
– Những vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để giải quyết. Hiện nay, pháp luật hiện hành vẫn chưa có hướng dẫn về vấn đề này. Những giá trị của những văn bản cũ nó để lại thì hiện nay vẫn có thể áp dụng cho đến khi có văn bản hướng dẫn cụ thể. Theo thông tư này thì những vụ án của Tòa án cấp dưới mà mình lấy lên để giải quyết đó là: những vụ án phức tạp (có nhiều tình tiết khó đánh giá thống nhất về tính chất vụ án hoặc liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành); những vụ án mà bị cáo là Thẩm phán, Kiểm sát viên, sĩ quan Công an, cán bộ lãnh đạo chủ chốt ở cấp huyện, người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong dân tộc ít người.
– Những vụ án mà bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp (Điều 173 BLTTHS). Theo Điều này, khi bị cáo phạm nhiều tội trong đó có tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp trên thì Tòa án cấp trên có thẩm quyền xét xử toàn bộ vụ án.