Quy định về Xác định các hành vi tham nhũng? Xử lý người có hành vi tham nhũng như thế nào? Lấy tiền từ việc cho thuê tài sản Nhà nước có phải tham nhũng không?
Vấn đề tham nhũng là một vấn đề đáng quan ngại về những người có chức vụ và quyền hạn, lợi dụng các chức vụ và quyền hạn nhằm các mục đích trục lợi… Để giải quyết các vấn đề đó thì pháp luật Việt nam đã đề ra các quy định cụ thể để răn đe và điều chỉnh cho bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh nhất. Để hiểu thêm về Hành vi tham nhũng là gì và việc Lấy tiền từ việc cho thuê tài sản Nhà nước có phải tham nhũng không? Dưới đây chúng tôi xin cung cấp cac thông tin chi tiết về bài viết này.
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định Số: 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về Xác định các hành vi tham nhũng
Tại Nghị định Số: 59/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật phòng chống tham nhũng Tại Điều 3. Xác định các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng quy định
Các hành vi tham nhũng được quy định tại các Khoản 8, 9, 10, 11 và 12 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng được xác định như sau:
1. Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
b) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được ưu tiên trong việc cấp ngân sách cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được giao, phê duyệt dự án cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
d) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận danh hiệu thi đua, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với tập thể và cá nhân;
đ) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được cấp, duyệt các chỉ tiêu về tổ chức, biên chế nhà nước cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương;
e) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để không bị kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán hoặc để làm sai lệch kết quả kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm toán;
g) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận các lợi ích khác cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.
2. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;
b) Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;
c) Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
3. Hành vi nhũng nhiễu vì vụ lợi là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhằm đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải nộp những khoản chi phí ngoài quy định hoặc phải thực hiện hành vi khác vì lợi ích của người có hành vi nhũng nhiễu.
4. Hành vi không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi là hành vi cố ý không thực hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình để triển khai nhiệm vụ, công vụ được giao hoặc không thực hiện đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi.
5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm những hành vi sau đây:
a) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để che giấu hành vi vi phạm pháp luật hoặc giúp giảm nhẹ mức độ vi phạm pháp luật của người khác;
b) Sử dụng chức vụ, quyền hạn, ảnh hưởng của mình để gây khó khăn cho việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc làm sai lệch kết quả các hoạt động trên.
Theo đó có thể thấy pháp luật đã quy định chi tiết về các nội dung quy định các hành vi tham nhũng như Hành vi đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. Ví dụ như: Cơ quan của A muốn tiến hnahf xin giấy phép xây dựng công trình, vì muốn sớm được thông qua các giấy tờ mà A đã đưa hối lộ cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra một số tiền là 50 triệu đồng cho B, B đã nhận và xem như đã kiểm tra xong mà không thực hiện các quy định về trình tự, thủ tục luật định. Việc này được xem như là hối lộ cơ quan có thẩm quyền đê giải quyết các công việc của cơ quan
Ngoài ra còn các quy định về các hành vi hối lộ khác như Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi ví dụ như: Lấy lý do nâng cao thu nhập, đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên, ông B là thủ trưởng của cơ quan, đã cho một đơn vị thuê nhà kho của cơ quan để làm cửa hàng bán đồ điện tử. Hai phần ba số tiền thu được từ việc cho thuê nộp vào Công đoàn cơ quan (đây cũng là giá trị thể hiện trong hợp đồng cho thuê), còn một phần người thuê phải trả trực tiếp cho ông B trường hợp này bị xem là tham nhũng và vi phạm các quy định của pháp luật về tham nhũng
Tóm lại, các hanh vi vi phạm pháp luật về tham nhũng được quy định như trên sẽ có các mức, tùy theo từng trường hợp tham nhũng, tính chất và mức độ mà sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật khác nhau để đảm bảo sự văn minh trong bộ máy nhà nước và xây dựng các cơ quan trong sạch vững mạnh hơn.Để đạt được điều đó thì đòi hỏi cần có ý thức chấp hành cúa các chức vụ, quyền hạn có thẩm quyền và luôn tuân thủ theo chính sách đường lối của đảng và các quy định của pháp luật trong xây dựng bộ máy nhà nước hiện nay.
2. Xử lý người có hành vi tham nhũng như thế nào?
Tại Luật tham nhũng 2018 Điều 92. Xử lý người có hành vi tham nhũng quy định như sau:
1. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
2. Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
Theo quy định như trên thì có thể thấy các dấu hiệu của việc tham nhũng và đặc điểm riêng của các hnahf vi tham nhũng đó là người có hnahf vi tham nhũng là người có chức và có quyền trong các cơ quan nhà nước khác nhau, lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà vụ lợi, và những hành vi đó đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, trong các trương hợp kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác nếu vi phạm và có hanh vi tham nhũng đều bị xử lý theo quy định của pháp luật
Cũng dựa trên quy định trên, có rất nhiều các hình thức xử lý tham nhũng khác nhau như trong một số trường hợp cụ thể có thể xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hay xem xét tăng hình thức kỷ luật, hay trong một số trường hợp mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. Các quy định về xử lý vấn nạn tham nhũng đó mục đích để răn đe và buộc những người thực hiện sai, có hành vi tham nhũng phải chịu những hình phạt thích đáng và tương ứng với địa vị về chức vụ và quyền hạn của người đó.
3. Lấy tiền từ việc cho thuê tài sản Nhà nước có phải tham nhũng không?
Lấy lý do nâng cao thu nhập, đời sống vật chất cho cán bộ, công nhân viên, ông S là thủ trưởng của cơ quan, đã cho một đơn vị thuê nhà kho của cơ quan để làm cửa hàng bán đồ điện tử. Hai phần ba số tiền thu được từ việc cho thuê nộp vào Công đoàn cơ quan (đây cũng là giá trị thể hiện trong hợp đồng cho thuê), còn một phần người thuê phải trả trực tiếp cho ông S. Xin hỏi hành vi của ông S có xác định là hành vi tham nhũng không?
Luật sư tư vấn:
Với tư cách là người đứng đầu cơ quan, việc cho một đơn vị thuê nhà kho cơ quan của ông S là hành vi sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước. Cũng từ việc cho thuê này mà ông S đã được lợi một khoản tiền, mà theo quy định tại Điểm 9 Điều 3 Luật phòng, chống tham nhũng 2005 thì đây là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
Cụ thể, hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi được liệt kê tại Khoản 2 Điều 3
– Sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng;
– Cho thuê, cho mượn tài sản của Nhà nước trái quy định của pháp luật;
– Sử dụng tài sản của Nhà nước vượt chế độ, định mức, tiêu chuẩn.
Từ phân tích trên và đối chiếu với quy định pháp luật, hành vi của ông S là hành vi tham nhũng.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung câu hỏi Lấy tiền từ việc cho thuê tài sản Nhà nước có phải tham nhũng không? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành về phòng chống tham nhũng.