Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định.
Thái độ chung của dư luận xã hội đối với mỗi sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội có thể khái quát theo các khuynh hướng nhất định, gồm tán thành, phản đối hay lưỡng lự (chưa rõ thái độ).Cũng có thể phân chia dư luận xã hội theo các khuynh hướng như tích cực hay tiêu cực, tiến bộ hoặc lạc hậu…Ở mỗi khuynh hướng, thái độ tán thành hoặc phản đối lại có thể phân chia theo các mức độ cụ thể như rất tán thành, tán thành, lưỡng lự, phản đối, rất phản đối.
Tính khuynh hướng cũng biểu thị sự thống nhất hay xung đột của dư luận xã hội. Xét theo các mức độ tán thành hoặc phản đối được nêu ở trên, nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U thì biểu thị sự xung đột; còn nếu đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng chữ J thì biểu thị sự thống nhất. Đồ thị phân bố dư luận xã hội có dạng hình chữ U khi trong xã hội có hai loại quan điểm mâu thuẫn, đối lập nhau về cùng sự kiện, hiện tượng, quá trình xã hội nào đó đều có tỉ lệ số người ủng hộ cao. Trong xã hội nhất định, nếu thái độ của dư luận xã hội đối với phần lớn các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội có dạng phân bố hình chữ U thì điều đó có nghĩa là xã hội đang đứng bên bờ vực của cuộc nội chiến. Khi đồ thị phân bố dư luận xa hội có dạng hình chữ J thì chỉ có một loại quan điểm (tán thành hoặc phản đối) có tỉ lệ số người ủng hộ cao mà thôi, điều đó biểu thị sự thống nhất cao trong dư luận xã hội.
Ví dụ 1: Có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng về đất, tiền đóng góp của người dân. . . đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng có cương vị, trọng trách cao đến đâu, cũng có nghĩa rằng nhu cầu công bằng xã hội được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ. Không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước.(ví dụ về khuynh hướng tán thành).
>>> Luật sư
Ví dụ 2: Vụ thảm sát tại tiệm vàng Ngọc Bích (ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) khiến không ít người ớn lạnh, ghê sợ bởi mức độ nghiêm trọng của vụ án và kẻ phạm tội – Lê Văn Luyện còn quá trẻ, chưa bước qua tuổi vị thành niên. Điều này đã gây ra sự phản đối, phẫn nộ của dư luận xã hội về hành vi giết người man rợn đó, xu hướng chung của dư luận xã hội là pháp luật phải có biện pháp trừng trị thích đáng đối với những đối tượng này.(ví dụ về khuynh hướng phản đối).
Như vậy, tính khuynh hướng của dư luận xã hội xuất phát từ thực tế và liên quan đến mọi vấn đề của đời sống xã hội.