Cơ sở pháp lý quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm được quy định tại cá văn bản như sau:
Xuất phát từ quy từ nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự, pháp luật quy định cho đương sự quyền thay đổi, bổ sung ở phiên tòa, mà cụ thể được thể hiện trong phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, sau đây xin trình bày cơ sở pháp lý trong BLTTDS 2004 và một số văn bản hướng dẫn.
Thứ nhất: Tại phiên tòa sơ thẩm
Quyền được thay đổi, bổ sung yêu cầu được quy định tại BLTTDS 2004 và văn bản hướng dẫn như sau:
Điều 217 BLTTDS 2004 đã quy định:
“Thủ tục hỏi được bắt đầu bằng việc chủ toạ phiên toà hỏi đương sự về các vấn đề sau đây: 1. Hỏi nguyên đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không; 2. Hỏi bị đơn có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu phản tố hay không; 3. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập hay không.”
Khi đương sự có yêu cầu thay đổi, bổ sung yêu cầu để được chấp nhận thì HĐXX cần tiến hành xem xét giới hạn của phạm vi yêu cầu, điều này được thể hiện tại Điều 218 như sau:
“Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự, nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu” ( khoản 1 Điều 218 BLTTDS)
Mặt khác, Nghị quyết 05/2012/NQ – HĐTP cũng đã hướng dẫn về việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự đó là:
“Việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự tại phiên toà chỉ được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu được thể hiện trong đơn khởi kiện của nguyên đơn, đơn phản tố của bị đơn, đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan… (Điều 32 Nghị quyết 05/2012/NQ – HĐTP)
>>> Luật sư
Thứ hai: Tại phiên tòa phúc thẩm
Tính chất của phúc thẩm là việc cấp trên trực tiếp xem xét lại vụ án mà bản án, quyết định của
“Trước khi bắt đầu phiên toà hoặc tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết”. ( khoản 1) …
Đồng thời Nghị quyết 06/2012/NQ – HĐTP hướng dẫn chi tiết về việc phân biệt kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa và tại phiên tòa phúc thẩm