Sự khác biệt giữa phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm vụ án dân sự. Xét xử dân sự là một hoạt động do tòa án tiến hành tổ chức nhằm giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự một cách cong khai, khách quan, công bằng, bình đẳng.
Xét xử vụ án dân sự là một hoạt động do tòa án tiến hành tổ chức nhằm giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự một cách công khai, khách quan, công bằng, bình đẳng. Pháp luật hiện hành ghi nhận chế độ xét xử hai cấp là xét xử cấp sơ thẩm và xét xử cấp phúc thẩm. Theo đó, bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
Vậy sự khác nhau giữa hai cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm vụ án dân sự là gì? Trong bài viết này, Luật Dương Gia sẽ giúp các bạn phân biệt được những điểm khác nhau đó. Cụ thể theo quy định của
1. Cơ sở phát sinh
* Sơ thẩm: Đơn khởi kiện được tòa án thụ lý
Để được Tòa án thụ lý thì đơn khởi kiện phải không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo Điều 192
– Người khởi kiện không có quyền khởi kiện theo quy định tại Điều 186 và Điều 187 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 186
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thuộc một trong các chủ thể quy định tại Điều 187
Ví dụ: Tổ chức A (không phải là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010) cho rằng Công ty B bán hàng hóa không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng như đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết dẫn đến việc chị C (người tiêu dùng) mua sử dụng bị thiệt hại nên Tổ chức A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc Công ty B bồi thường thiệt hại cho chị C. Trường hợp này, Tổ chức A không có quyền khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định tại khoản 3 Điều 187 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Yêu cầu khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân không cần xác minh, thu thập chứng cứ cũng đủ căn cứ kết luận là không có việc quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm phạm hoặc cần bảo vệ.
Ví dụ: Cụ A chết năm 2010, để lại di sản là căn nhà X nhưng không có di chúc và không có thỏa thuận khác. Cụ A có con là ông B (còn sống, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621
– Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự: Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng dân sự của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
– Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật: Là trường hợp pháp luật tố tụng dân sự, pháp luật khác có quy định về các điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó.
Ví dụ: Công ty A là người sử dụng lao động ký hợp đồng với ông B, trong hợp đồng ghi rõ ông B sẽ được Công ty cho đi học nghề 01 năm, đồng thời ông B có nghĩa vụ làm việc tại Công ty ít nhất là 05 năm kể từ thời điểm học xong. Tuy nhiên, sau khi học xong ông B chỉ làm việc ở Công ty A 02 năm. Công ty A khởi kiện ông B ra Tòa án buộc ông B hoàn trả chi phí đào tạo học nghề khi chưa tiến hành thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động. Trường hợp này, theo quy định tại Điều 201 “
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
– Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn yêu cầu ly hôn, yêu cầu thay đổi nuôi con, thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại, yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 195 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có trở ngại khách quan, sự kiện bất khả kháng;
– Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án: Là trường hợp mà theo quy định của pháp luật thì các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác hoặc đang do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác giải quyết.
Ví dụ: Theo quy định tại khoản 2 Điều 203
– Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 193 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
* Phúc thẩm: Đơn kháng cáo của người tham gia tố tụng hoặc kháng nghị của viện kiểm sát.
Để được Tòa án chấp nhận đơn kháng cáo, kháng nghị thì cần lưu ý tuân thủ thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo Điều 273 và Điều 280 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết
* Sơ thẩm: Tòa án thụ lý vụ án có đầy đủ thầm quyền giải quyết
Theo đó, thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm được xác định căn cứ vào hai yếu tố sau:
Thứ nhất, theo cấp hành chính:
– Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
+ Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
+ Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
+ Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
+ Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Thứ hai, theo lãnh thổ:
– Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015
– Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
* Phúc thẩm: Tòa án cấp trên trực tiếp có thầm quyền giải quyết
3. Trường hợp nguyên đơn rút đơn kiện
* Sơ thẩm: Không cần có sự đồng ý của bị đơn, đình chỉ xét xử vụ án (căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và khoản 2 Điều 244 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
* Phúc thẩm: Phụ thuộc vào bị đơn có đồng ý hay không, có kiện ngược lại không
Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:
– Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;
– Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Hậu quả của đình chỉ xét xử
* Sơ thẩm:
Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật (căn cứ khoản 1 Điều 218 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
* Phúc thẩm: Bản án, quyết định sơ thẩm sẽ có hiệu lực (căn cứ Điều 312 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
5. Hòa giải
* Sơ thẩm: Tại phiên tòa thẩm phán hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau không, nếu thỏa thuận được thì công nhận sự thỏa thuận đó.
* Phúc thẩm: Không có thủ tục hòa giải
6. Hỏi và tranh luận
* Sơ thẩm: Hỏi và tranh luận những vấn đề liên quan đến vụ án
* Phúc thẩm: Hỏi và tranh luận những vấn đề thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị
7. Hiệu lực của bản án, quyết định
* Sơ thẩm: Chưa có hiệu lực ngay
* Phúc thẩm: có hiệu lực pháp luật ngay.