Bộ luật tố tụng hình sự đã đưa ra quy định trong về việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam nhằm bảo đảm quyền cho họ. Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ hướng dẫn mẫu biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam.
Mục lục bài viết
- 1 1. Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam là gì?
- 2 2. Mẫu biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn mẫu biên bản giao người thân tích của người bị tạm giữ, tạm giam:
- 4 4. Các vấn đề pháp lý về giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam:
1. Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam là gì?
Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam là văn bản ghi nhận sự kiện giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho người thân thích khác hoặc cho chính quyền xã phường.
Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam là căn cứ để chứng minh hoạt động chuyển giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam.
2. Mẫu biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ tạm giam mới nhất:
2.1. Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam
cho chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom
Hồi ……. giờ …….. ngày …… tháng …… năm …… tại……..
Chúng tôi gồm:
Ông/bà: …….
thuộc Cơ quan…….
Ông/bà: ……..
Ông/bà: ………
đại diện chính quyền xã/phường/thị trấn……
Ông/bà :…..
……. là người chứng kiến.
Căn cứ Quyết định/Lệnh(1) …….. số:……. ngày ……. tháng ……. năm……. của Cơ quan… đối với:
Họ tên: …… Giới tính:…….
Tên gọi khác: …….
Sinh ngày …… tháng …… năm …… tại:……….
Quốc tịch: ……..; Dân tộc: ……; Tôn giáo:…….
Nghề nghiệp: Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: cấp ngày….. tháng …… năm …… Nơi cấp: ……..
Nơi cư trú: ……
là người chăm sóc cho:
Họ tên(2): ….. Giới tính:…….
Sinh ngày …..tháng …. năm ……….. tại:…….
Quốc tịch: …; Dân tộc: ……..; Tôn giáo:…….
Tình trạng sức khỏe(3): ……..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày…….. tháng …. năm ……. Nơi cấp:
Nơi cư trú: ………
Quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam(4): ……….
Căn cứ Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập biên bản giao(2) ………..
… cho(5): ……….
có trách nhiệm chăm nom trong thời gian(6)…… bị tạm giữ/tạm giam tại …..
Việc giao người thân tích của người bị tạm giữ/tạm giam cho chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom thúc hồi …… giờ …….. ngày …….. tháng ……. năm ……..
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
ĐIỀU TRA VIÊN
(Ký tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên)
2.2. Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho người thân thích khác chăm nom:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Giao người thân thích của người bị tạm giữ/tạm giam
cho người thân thích khác chăm nom
Hồi …… giờ …… ngày …….. tháng ……. năm ………. tại…… Chúng tôi gồm:
Ông/bà: ……..
thuộc Cơ quan…….
Ông/bà: ……
Ông/bà: ………
đại diện chính quyền xã/phường/thị trấn……
Ông/bà ……. là người chứng kiến.
Căn cứ Quyết định/Lệnh(1) …….. số: ……. ngày ….. tháng ….. năm …. của Cơ quan ……. đối với:
Họ tên: ……Giới tính:…
Tên gọi khác: ……..
Sinh ngày … tháng … năm ……. tại:…..
Quốc tịch:……; Dân tộc: ……; Tôn giáo:…..
Nghề nghiệp: Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu: cấp ngày……. tháng …….. năm …….. Nơi cấp: ……
Nơi cư trú: …….
là người chăm nom cho:
Họ tên(2): …….. Giới tính:…….
Sinh ngày …….. tháng ……. năm …… tại…….
Quốc tịch: ………; Dân tộc: ……….; Tôn giáo:…….
Tình trạng sức khỏe(3): ……..
Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:
cấp ngày…… tháng ……. năm …….. Nơi cấp:
Nơi cư trú: ……..
Quan hệ với người bị tạm giữ, tạm giam(4): …….
Căn cứ Điều 120 Bộ luật Tố tụng hình sự, tiến hành lập Biên bản giao(2) ………. cho:
Họ tên(5): ……. Giới tính:…….
Tên gọi khác: ……..
Sinh ngày …… tháng …….. năm ……… tại………
Quốc tịch: ………; Dân tộc: ……; Tôn giáo:……..
Nghề nghiệp: Số CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu:……….
cấp ngày…….. tháng …….. năm …….. Nơi cấp: …..
Nơi cư trú: ……….
có trách nhiệm chăm nom trong thời gian(6)……. bị tạm giữ/tạm giam tại ……….
Biên bản kết thúc hồi …….. giờ ……. ngày ……. tháng …… năm …….
Biên bản này đã đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng và cùng ký tên xác nhận dưới đây.
NGƯỜI ĐƯỢC GIAO CHĂM NOM
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN XÃ/ PHƯỜNG/ THỊ TRẤN
(Ký tên, đóng dấu)
ĐIỀU TRA VIÊN
(Ký tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên)
3. Hướng dẫn mẫu biên bản giao người thân tích của người bị tạm giữ, tạm giam:
Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho chính quyền xã, phường, thị trấn chăm nom:
(1) Quyết định tạm giữ/Lệnh tạm giam;
(2) Ghi rõ họ tên của người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam;
(3) Ghi rõ tình trạng sức khỏe là người tàn tật, người già yếu, người có nhược điểm về tâm thần không có người chăm sóc;
(4) Ghi rõ quan hệ là ông, bà/cha, mẹ/vợ, chồng/con đẻ, con nuôi… của người bị tạm giữ, tạm giam;
(5) Ghi rõ chính quyền xã/phường/thị trấn nơi người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cư trú;
(6) Ghi rõ họ tên người bị tạm giữ, tạm giam.
Biên bản giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam cho người thân thích khác chăm nom:
(1) Quyết định tạm giữ/Lệnh tạm giam;
(2) Ghi rõ họ tên của người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam;
(3) Ghi rõ tình trạng sức khỏe là người tàn tật, người già yếu, người có nhược điểm về tâm thần không có người chăm sóc;
(4) Ghi rõ mối quan hệ theo điểm e khoản 1 Điều 4 BLTTHS;
(5) Ghi rõ tên tuổi người thân thích khác của người bị tạm giữ, tạm giam;
(6) Ghi rõ họ tên người bị tạm giữ, tạm giam.
4. Các vấn đề pháp lý về giao người thân thích của người bị tạm giữ, tạm giam:
Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Người thân thích của người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng là người có quan hệ với người tham gia tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gồm vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.
Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
+ Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
+ Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
+ Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
+ Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
+ Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của
+ Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
+ Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Điều 120
“Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam có người thân thích là người tàn tật, già yếu, có nhược điểm về tâm thần mà không có người chăm sóc thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao người đó cho người thân thích khác chăm nom; trường hợp không có người thân thích thì cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam giao những người đó cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi họ cư trú chăm nom. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, tạm giam thực hiện theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam.
Cơ quan ra quyết định tạm giữ, lệnh hoặc quyết định tạm giam
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em là con của người bị tạm giữ, người bị tạm giam không có thân nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nguyên tắc quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm quyền con người, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh lệnh, quyết định về tạm giữ, tạm giam, trả tự do của cơ quan, người có thẩm quyền.
– Bảo đảm nhân đạo; không tra tấn, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
– Bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan.
– Áp dụng các biện pháp quản lý giam giữ phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, độ tuổi, giới tính, sức khỏe; bảo đảm bình đẳng giới, quyền, lợi ích chính đáng của phụ nữ, trẻ em và các đặc điểm nhân thân khác của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.