Việc giao nhận tài liệu của các cơ quan có thẩm quyền phải được lập thành biên bản để ghi chép lại việc giao nhận và nội dung giao nhận để làm căn cứ cho các trường hợp khác nhau, Giao nhận tài liệu của Bộ công An có gì đặc biệt, Biên bản giao nhận tài liệu của Bộ Công An là gì?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản giao, nhận tài liệu của Bộ Công an là gì?
Mẫu biên bản giao, nhận tài liệu của Bộ Công an là việc ghi chép lại nội dung, quá trình giao, nhận tài liệu của Bộ Công an
Mẫu biên bản giao, nhận tài liệu của Bộ Công an là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc giao nhận tài liệu của Bộ Công an
2. Mẫu biên bản giao, nhận tài liệu của Bộ Công an:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———–
BIÊN BẢN
Giao, nhận tài liệu
Hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm…..
Tại: ………
Chúng tôi gồm:
1. Bên giao tài liệu:
– …………;(3)
– ……………
– ……………
2. Bên nhận tài liệu:
-………;(3)
– ………
3. Người chứng kiến: (nếu có)
– …………
Đã tiến hành giao nhận tài liệu cụ thể như sau: (4)
………………
Để: ……………(5)
Việc giao nhận hoàn thành hồi…..giờ…..cùng ngày.
Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản.
Biên bản giao nhận tài liệu đã được đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận đúng và ký tên xác nhận dưới đây./.
ĐẠI DIỆN BÊN GIAO
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
ĐẠI DIỆN BÊN NHẬN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI GHI BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn làm biên bản:
– Ghi đầy đủ họ, tên, chức vụ và địa chỉ hoặc cơ quan công tác của người giao nhận tài liệu
– Ghi thông tin bên giao, bên nhận rõ ràng
– Người chứng kiến: (nếu có)
– Đã tiến hành giao nhận tài liệu cụ thể ( Ghi tài liệu gì )
– Biên bản được lập thành 02 (hai) bản, mỗi bên giữ một bản.
– Ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của từng tài liệu
4. Các thông tin pháp lý liên quan:
khi giao và nhận tài liệu của Bộ Công An cũng phải thực hiện theo quy định của pháp luật trong một só trường hợp đực biệt như giao nhận tài liệu chứa bí mật nhà nước thì cần được thực hiện theo quy định của Bộ Công An
căn cứ theo thông tư Số: 38/2020/TT-BCA quy định về công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong Công An Nhân Dân quy định
Điều 5. Thống kê, lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được lưu giữ theo hồ sơ chuyên đề, đối tượng, lĩnh vực, có bảng thống kê chi tiết kèm theo, phải được bảo vệ bằng biện pháp thích hợp, bảo đảm an toàn do người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân quy định.
2. Hàng năm, các đơn vị Công an nhân dân phải thống kê tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đã tiếp nhận, phát hành theo trình tự thời gian và từng độ mật.
3. Nơi lưu giữ, bảo quản tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được xây dựng kiên cố; cửa ra, vào phải có khóa bảo vệ; trang bị phương tiện phòng, chống cháy, nổ, đột nhập, lấy cắp bí mật nhà nước và có phương án bảo vệ.
Điều 6. Vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
1. Việc vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do cán bộ, chiến sĩ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước; giao liên, văn thư Bộ Công an; giao liên, văn thư Công an các đơn vị, địa phương thực hiện. Cán bộ, chiến sĩ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước chỉ vận chuyển, giao, nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi được lãnh đạo đơn vị Công an nhân dân chỉ đạo.
2. Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Trước khi giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đi”. Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” chỉ ghi trích yếu khi người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước đồng ý;
b) Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải làm bì hoặc đóng gói riêng. Giấy làm bì phải dùng loại giấy dai, bền, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; hồ dán phải dính, khó bóc;
Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tuyệt mật” phải được bảo vệ bằng hai lớp phong bì: Bì trong ghi số, ký hiệu của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước, tên người nhận, đóng dấu “Tuyệt mật” và được niêm phong bằng dấu của đơn vị ở ngoài bì; trường hợp gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết thì đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”. Bì ngoài ghi như gửi tài liệu thường và đóng dấu ký hiệu chữ “A”;
Tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ “Tối mật” và “Mật” được bảo vệ bằng một lớp bì, ngoài bì đóng dấu chữ “B” và chữ “C” tương ứng với độ mật của tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước bên trong;
c) Việc giao tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thực hiện bằng “Sổ chuyển giao bí mật nhà nước”.
3. Việc nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được thực hiện như sau:
a) Sau khi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đăng ký vào “Sổ đăng ký bí mật nhà nước đến”;
b) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước mà phong bì có dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”, người nhận vào sổ theo ký hiệu ngoài bì, không được mở bì và phải chuyển ngay đến người có tên trên phong bì. Nếu người có tên trên phong bì đi vắng và trên phong bì đóng dấu “Hỏa tốc” thì chuyển đến lãnh đạo đơn vị Công an nhân dân hoặc người được lãnh đạo đơn vị Công an nhân dân ủy quyền giải quyết;
c) Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được gửi đến mà không thực hiện đúng quy định bảo vệ bí mật nhà nước thì chuyển đến lãnh đạo đơn vị nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước hoặc người có tên trên phong bì (đối với trường hợp gửi đích danh) giải quyết, đồng thời phải
4. Nơi gửi và nơi nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải đối chiếu về số lượng, kiểm tra việc đóng bì, đóng gói tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước. Trường hợp phát hiện thiếu số lượng, sai sót trong đóng bì, đóng gói thì nơi nhận yêu cầu nơi gửi bổ sung, xử lý trước khi vào sổ theo dõi và ký nhận.
5. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước có đóng dấu “Tài liệu thu hồi”, đơn vị Công an nhân dân hoặc cán bộ, chiến sĩ đã nhận tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải gửi lại đúng thời hạn ghi trên văn bản.
6. Việc chuyển, nhận văn bản điện tử có nội dung bí mật nhà nước trên mạng Internet, mạng máy tính (mạng nội bộ, mạng diện rộng) và mạng viễn thông được thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
7. Việc vận chuyển, giao nhận sản phẩm mật mã thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
8. Trường hợp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước đăng ký bằng cơ sở dữ liệu quản lý trên máy tính thì khi chuyển giao phải in ra giấy để ký nhận và đóng sổ để quản lý. Máy tính dùng để đăng ký tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được nối mạng Internet, mạng máy tính và mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
9. Mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đi, mẫu sổ đăng ký bí mật nhà nước đến và mẫu sổ chuyển giao bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành biểu mẫu sử dụng trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước.
căn cứ vào các điều luật nêu trên theo quy định của Bộ Công An thì tài liệu được Bộ công An giao và nhận đều phải thực hiện chặt chẽ theo quy định của Bộ công an và các quy định khác của pháp luật quy định, đối với giao nhận các loại liệu quan trọng như liê quan tới bí mật nhà nước thì Thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục đã được Bộ Công An quy định.
Bài viết trên đây là thông tin chi tiết về mẫu biên bản giao nhận tài liệu của Bộ công An, cách Làm biên bản được hướng dẫn chi tiết, kèm theo các thông tin liên quan.