Trong các mẫu hồ sơ thực hiện thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, phải kể đến "biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động", một biểu mẫu vô cùng quan trọng.
Mục lục bài viết
1. Biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp GPHĐ đo đạc và bản đồ là gì?
Biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ là văn bản ghi nhận kết quả thẩm định hồ sơ bao gồm các nội dung về tính hợp lệ của hồ sơ; thành phần lực lượng kỹ thuật; năng lực thiết bị công nghệ và đưa ra kết luận và kiến nghị về việc có cho phép hoạt động trong lĩnh vực này không.
Biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ được dùng làm căn cứ để xem xét việc quyết định cấp giấy phép hoạt động, là cơ sở để ghi chép mọi vấn đề trong quá trình thẩm định hồ sơ.
2. Mẫu biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp GPHĐ đo đạc và bản đồ mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
…………., ngày tháng năm …..
BIÊN BẢN THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ
CẤP GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ
Ngày ….. tháng ….. năm ….. tại ………….. (Trụ sở chính của tổ chức đề nghị cấp phép), đại diện Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam /Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh/thành phố ….. đã tiến hành thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ của …………. (tên tổ chức đề nghị cấp phép).
Thành phần của cơ quan thẩm định:
1.………(Ghi rõ họ, tên, chức vụ)
2.………(Ghi rõ họ, tên, chức vụ)
………
Thành phần của tổ chức đề nghị cấp giấy phép:
1.……… (Ghi rõ họ, tên, chức vụ)
2.………(Ghi rõ họ, tên, chức vụ)
……
I. Nội dung thẩm định:
1. Thẩm định tính hợp lệ của hồ sơ
Kết luận về sự đầy đủ và xác thực của các tài liệu trong hồ sơ theo quy định, của pháp luật.
2. Thẩm định năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ của tổ chức
a) Thẩm định thành phần lực lượng kỹ thuật:
(Đối chiếu số lượng và trình độ của lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ hiện có của tổ chức thể hiện trong các tài liệu như bảng lương,
Kết quả thẩm định lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ, nêu cụ thể về:
– Kỹ thuật trưởng: Họ và tên, chức vụ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp,
– Nhân lực kỹ thuật về đo đạc và bản đồ:
(Ví dụ:
+ Trắc địa: 02 kỹ sư; 03 trung cấp;
+ Địa chính: 01 kỹ sư; 02 trung cấp;)
Kết luận về lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ của tổ chức.
b) Thẩm định năng lực thiết bị công nghệ:
(Đối chiếu số lượng và tình trạng của thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ hiện có của tổ chức với kê khai trong hồ sơ).
Kết quả thẩm định năng lực thiết bị công nghệ, nêu cụ thể về tên/loại, số lượng của thiết bị đo đạc; các phần mềm chuyên ngành:
(Ví dụ:
– Thiết bị đo đạc: 01 máy toàn đạc điện tử; 01 máy thủy chuẩn;
– Thiết bị tin học:
– Các phần mềm công nghệ: …..).
Kết luận về năng lực thiết bị công nghệ về đo đạc và bản đồ của tổ chức.
II. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Nêu kết luận về tính hợp lệ, xác thực của hồ sơ; sự phù hợp giữa năng lực hoạt động đo đạc và bản đồ thực tế của tổ chức với kê khai trong hồ sơ.
2. Kiến nghị:
Căn cứ Nghị định số ………/201…/NĐ-CP ngày tháng năm 201… của Chính phủ về hoạt động đo đạc và bản đồ, đề nghị Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho ……….. (tên tổ chức) với các nội dung hoạt động sau:
a) ……………
b) ……………
(Ghi rõ các nội dung hoạt động đề nghị cấp phép)
Biên bản này được lập thành ba (03) bản: 01 bản giao cho tổ chức đề nghị cấp giấy phép; 01 bản lưu tại Sở Tài nguyên và Môi trường; 01 bản gửi Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam kèm theo hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ./.
ĐẠI DIỆN CƠ QUAN THẨM ĐỊNH*
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP
(Ký ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Ghi chú: Nếu đại diện cơ quan thẩm định không ký tên đóng dấu thì phải đóng dấu xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường.
3. Hướng dẫn biên bản thẩm định hồ sơ đề nghị cấp GPHĐ đo đạc và bản đồ:
Trong mẫu biên bản ở trên đã có hướng dẫn trong từng mục để người đọc dễ hình dung, ở phần này, tác giả lưu ý một số vấn đề như sau:
– Trước hết, người lập biên bản phải ghi địa điểm, ngày tháng năm, lập biên bản.
– Nội dung phải được viết rõ ràng, chính xác, khách quan.
– Hình thức phải được trình bày không được tẩy xỏa, đặc biệt là số.
4. Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
Điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
Tổ chức trong nước được cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ khi có đủ các điều kiện sau:
– Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề đo đạc và bản đồ đối với tổ chức hoạt động kinh doanh; có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong đó có quy định chức năng, nhiệm vụ hoạt động đo đạc và bản đồ đối với đơn vị sự nghiệp.
– Có lực lượng kỹ thuật đo đạc và bản đồ tối thiểu như sau:
+ Một (01) kỹ thuật trưởng có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ, có thực tế hoạt động đo đạc và bản đồ ít nhất ba (03) năm, có hợp đồng lao động được đóng bảo hiểm từ một (01) năm trở lên, không được đồng thời là kỹ thuật trưởng của tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ khác;
+ Bốn (04) nhân viên kỹ thuật có trình độ trung cấp trở lên, chuyên ngành đào tạo về đo đạc và bản đồ.
– Có thiết bị công nghệ đo đạc và bản đồ phù hợp với định mức thiết bị quy định trong định mức kinh tế – kỹ thuật đo đạc và bản đồ để thực hiện một (01) sản phẩm đo đạc và bản đồ thuộc nội dung đề nghị cấp phép.
Thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ:
– Tổ chức hoạt động đo đạc và bản đồ lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ. Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng, giấy tờ chứng minh về việc đóng bảo hiểm, bản khai quá trình công tác,
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực văn bằng chuyên môn, hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng của các nhân viên kỹ thuật đo đạc và bản đồ;
+ Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy tờ về sở hữu thiết bị, công nghệ đo đạc và bản đồ gồm chứng từ mua bán, thuê hoặc chuyển giao thiết bị, công nghệ.
– Trình tự nộp hồ sơ và cấp giấy phép
+ Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội và các tổ chức xã hội – nghề nghiệp; các Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập nộp một (01) bộ hồ sơ tại Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam.
Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức.
+ Tổ chức đề nghị cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ không thuộc đối tượng quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này nộp một (01) bộ hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường nơi tổ chức có trụ sở chính.
Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ cho đầy đủ, việc yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ chỉ thực hiện một (01) lần.
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập biên bản thẩm định và gửi biên bản thẩm định kèm theo hồ sơ cho Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam. Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức có đủ điều kiện, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì trả lời bằng văn bản cho tổ chức biết lý do đồng thời
+ Cục Đo đạc vả Bản đồ Việt Nam trả giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ cho tổ chức kèm theo hồ sơ đề nghị cấp phép. Tổ chức được cấp giấy phép có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ của mình.