Mọi hoạt động liên quan đến thủy sản quy hiếm, nguy cấp phải được lập thành văn bản, trong đó có việc bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp thì phải lập biên bản, làm căn cứ pháp lý quan trọng chứng minh đã diễn ra hoạt động bàn giao.
Mục lục bài viết
1. Biên bản bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp là gì?
Biên bản bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp là văn bản ghi nhận sự kiện bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp giữa tổ chức/cá nhân khai thác hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản tại địa phương với Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam/Cơ quan nghiên cứu khoa học/Cơ sở có chức năng cứu hộ (thông qua người đại diện).
Mẫu biên bảo này được là mẫu số 09.BT được ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.
Biên bản bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp dùng để ghi chép lại sự việc đã tiến hành bàn giao nguồn thủy sản không được sử dụng và buôn bán, là căn cứ để chứng minh tính tuân thủ của cá nhân, tổ chức bàn giao, và thủ tục tiếp nhận thủy sản quý hiếm đối với cơ quan có thẩm quyền.
2. Mẫu biên bản bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……….., ngày ….. tháng …… năm ……….
BIÊN BẢN
Bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
Hôm nay, ngày…. tháng …… năm ……………, tại xã ……… , huyện ……., tỉnh ……….., chúng tôi gồm:
1. BÊN GIAO: (tổ chức/cá nhân khai thác hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản tại địa phương)
2. Ông/bà: ………… Số điện thoại: …………
– Mã số định danh cá nhân/số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân: ………
3. Ông/bà: …………
– Mã số định danh cá nhân/số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân: …………
1. BÊN NHẬN: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam/Cơ quan nghiên cứu khoa học/Cơ sở có chức năng cứu hộ,đại diện là:
2. Ông/bà: ………
3. Ông/bà: …………
III. ĐẠI DIỆN CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC (nếu có):
1. Ông/bà: ………
2. Ông/bà: ………
Các bên đã thỏa thuận về việc chuyển giao mẫu vật với các nội dung cụ thể sau:
3. Ông/bà …………………… bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam/cơ quan nghiên cứu khoa học/Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản [số lượng mẫu vật] có nguồn gốc từ ……….. do ……………. (phát hiện, đánh bắt, tịch thu,…) vào ngày …. tháng …… năm ……….;
Đặc điểm mẫu vật tại thời điểm chuyển giao:
Mẫu thứ 1: ……………
Mẫu thứ 2: ……
Mẫu thứ n: ……………
4. Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam/cơ quan nghiên cứu khoa học/Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản thanh toán cho ông/bà ………………. các khoản chi phí vận chuyển từ ngoài khơi, cất giữ, bảo quản, thông tin liên lạc, …………….với tổng số tiền là: ……………………….. đồng (bằng chữ: ……………….)
5. Số mẫu vật trên được Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam/cơ quan nghiên cứu khoa học/Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản vận chuyển về ………………………… để chế tác thành mẫu vật trưng bày theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Biên bản được lập thành 04 bản, Bên giao giữ 01 bản, Bên nhận giữ 03 bản và có giá trị pháp lý như nhau./.
BÊN GIAO | CÁC BÊN LIÊN QUAN KHÁC (nếu có) | BÊN NHẬN |
3. Hướng dẫn biên bản bàn giao thủy sản quý hiếm, nguy cấp chi tiết nhất:
Trước hết người lập biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm lập biên bản.
Trong nội dung biên bản, người lập biên bản cùng phải ghi rõ giờ, phút, ngày, địa điểm lập biên bản.
Ghi thông tin của bên giao và bên nhận bao gồm họ tên, mã số định danh.
Ghi thông tin về đặc điểm mẫu vật theo thứ tự, rõ ràng, khách quan, chính xác.
Các bên ký và ghi rõ họ tên ở cuối đơn.
4. Quy định về quản lý thủy sản quý hiếm, nguy cấp:
Tiêu chí thuộc Nhóm I Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
– Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
– Số lượng còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 50% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 50% trong 05 năm tiếp theo.
Tiêu chí thuộc Nhóm II Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
– Mang nguồn gen quý, hiếm để bảo tồn, chọn giống phục vụ nuôi trồng thủy sản hoặc chứa chất hoặc hoạt chất có tác dụng sinh học đặc hiệu được sử dụng làm nguyên liệu điều chế các sản phẩm thuốc phục vụ ngành y tế hoặc có khả năng sinh lợi cao khi được thương mại hóa hoặc giữ vai trò quyết định trong việc duy trì sự cân bằng của các loài khác trong quần xã hoặc có tính đại diện hay tính độc đáo của khu vực địa lý tự nhiên.
– Số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng lớn được xác định bằng mức độ suy giảm quần thể ít nhất 20% theo quan sát hoặc ước tính trong 05 năm gần nhất tính đến thời điểm đánh giá; hoặc được dự báo suy giảm ít nhất 20% trong 05 năm tiếp theo.
Chế độ quản lý và bảo vệ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm:
– Loài thuộc Nhóm I được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế.
– Loài thuộc Nhóm II được khai thác vì một trong các mục đích như: Bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế hoặc đáp ứng điều kiện quy định tại Phần II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
– Tổ chức, cá nhân khai thác loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm vì mục đích bảo tồn, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu tạo nguồn giống ban đầu, hợp tác quốc tế phải được Tổng cục Thủy sản chấp thuận bằng văn bản và báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả thực hiện.
– Hằng năm, tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo giống ban đầu, sản xuất giống các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm phải phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thả tối thiểu 0,1% tổng số cá thể được sản xuất vào vùng nước tự nhiên.
– Loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm là tang vật vi phạm hành chính bị tịch thu hoặc vật chứng vụ án bị tịch thu theo quy định của pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự được xử lý như sau:
+ Trường hợp cá thể còn sống khỏe mạnh phải thả về môi trường tự nhiên; cá thể bị thương phải được bàn giao cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản để nuôi dưỡng, cứu, chữa trước khi thả về môi trường tự nhiên;
+ Trường hợp tang vật là bộ phận hoặc cá thể đã chết phải được bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản, trưng bày, nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục hoặc tiêu hủy theo quy định của pháp luật Việt Nam;
+ Trường hợp tang vật được xác nhận bị bệnh, có khả năng gây dịch bệnh nguy hiểm phải tiêu hủy ngay. Việc tiêu hủy được tiến hành theo quy định hiện hành của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Quy trình cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn thực hiện như sau:
+ Tổ chức, cá nhân khi phát hiện loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị thương hoặc bị mắc cạn
+ Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh tiếp nhận thông tin hoặc nhận bàn giao từ tổ chức, cá nhân phải thông báo cho cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản, thực hiện sơ cứu, nuôi dưỡng trong thời gian chờ bàn giao;
+ Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản tiếp nhận bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh hoặc tổ chức, cá nhân khai thác. Biên bản bàn giao loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm được thực hiện theo Mẫu số 09.BT Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
– Cơ sở có chức năng cứu hộ loài thủy sản có trách nhiệm như sau:
+ Tổ chức cứu, chữa, nuôi dưỡng và đánh giá khả năng thích nghi của loài thủy sản được cứu hộ trước khi thả về môi trường sống tự nhiên của chúng. Trường hợp loài được cứu hộ bị chết trong quá trình cứu, chữa, cơ sở cứu hộ phải bàn giao cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam hoặc cơ quan nghiên cứu khoa học để làm tiêu bản. Trường hợp loài được cứu hộ không đủ khả năng sinh sống trong môi trường tự nhiên, cơ sở cứu hộ thủy sản tổ chức nuôi dưỡng hoặc bàn giao cho các tổ chức, cá nhân phù hợp để nuôi dưỡng phục vụ mục đích nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục;
+ Báo cáo Tổng cục Thủy sản về kết quả cứu hộ loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hằng năm hoặc khi có yêu cầu.
– Trong trường hợp loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm bị chết không được lưu giữ, bảo quản, chế tác mẫu vật phục vụ nghiên cứu, tuyên truyền, giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức xử lý phù hợp với tập quán và quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.