Theo quy định của pháp luật thì quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (sau đây viết tắt là QCVN): là quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và ban hành.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo QCVN/TCVN là gì?
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo QCVN/TCVN là mẫu biên bản được lập ra về việc họp hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo QCVN/TCVN. Mẫu nêu rõ nội dung cuộc họp, thành phần tham gia cuộc họp..
Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo QCVN/TCVN được dùng để ghi chép về việc họp hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo QCVN/TCVN. Mẫu nêu rõ nội dung cuộc họp, thành phần tham gia cuộc họp..
2. Mẫu biên bản họp hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo QCVN/TCVN:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Hà Nội, ngày…tháng…năm….
BIÊN BẢN
HỌP HỘI ĐỒNG THẨM TRA HỒ SƠ DỰ THẢO QCVN/TCVN
1. Tên dự thảo QCVN/TCVN: (1)
2. Thời gian họp Hội đồng:(2)
3. Địa điểm họp Hội đồng:(3)
4. Thành phần Hội đồng (Theo Quyết định số ….) (4)
– Số có mặt:
– Số vắng mặt:
– Chủ tịch Hội đồng:
Tham dự buổi họp còn có….
5. Thư ký Hội đồng giới thiệu thành phần hội đồng và đại biểu; báo cáo quá trình xây dựng dự thảo QCVN/TCVN.
6. Chủ tịch Hội đồng đề xuất và thông qua nội dung chương trình làm việc.
7. Đại diện Đơn vị chủ trì/Tổ biên soạn QCVN/TCVN báo cáo nội dung dự thảo QCVN/TCVN, việc tiếp thu các ý kiến đóng góp qua các lần trưng cầu ý kiến….
8. Ý kiến của các thành viên Hội đồng và các đại biểu….(5)
9. Chủ tịch Hội đồng kết luận chung và kiến nghị:…(6)
– Sự đáp ứng, phù hợp của dự thảo QCVN/TCVN đối với mục tiêu quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông và yêu cầu thực tế.
– Kiến nghị các sửa đổi, bổ sung cụ thể cần thực hiện (nếu có).
– Kiến nghị về việc triển khai nhiệm vụ, thủ tục theo quy định.
– Kiến nghị khác (nếu có).
10. Biên bản này đã được đọc và tất cả các thành viên Hội đồng nhất trí thông qua. Buổi họp Hội đồng thẩm tra QCVN/TCVN kết thúc vào…. cùng ngày./.
Thư ký Hội đồng
Chủ tịch Hội đồng
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên dự thảo
(2): Điền thời gian họp hội đồng
(4): Điền thành phần hội đồng tham gia
(5): Điền ý kiến của các thành viên hội đồng và các đại biểu
4. Quy định của pháp luật về QCVN/TCVN:
– Tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực thông tin và truyền thông (sau đây viết tắt là TCVN): là tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức xây dựng và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố.
– Tiêu chuẩn cơ sở trong lĩnh vực thông tin và truyền thông: là tiêu chuẩn trong lĩnh vực thông tin và truyền thông được cơ quan, tổ chức xây dựng, công bố.
Nguyên tắc xác định đối tượng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
Các sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ, quá trình là đối tượng QCVN phải đảm bảo các nguyên tắc dưới đây:
– Có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân; có liên quan đến an toàn, sức khỏe con người; an toàn, vệ sinh lao động; môi trường; quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan.
– Có khả năng gây mất an toàn cho con người và môi trường trong quá trình lắp đặt, khai thác, sử dụng.
– Có khả năng gây ảnh hưởng có hại tới sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống khác trong quá trình khai thác, sử dụng, qua đó gián tiếp gây ảnh hưởng có hại tới con người, môi trường, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh.
– Có khả năng ảnh hưởng đến hoạt động liên thông giữa thiết bị của người sử dụng với thiết bị, mạng, hệ thống của nhà khai thác, cung cấp dịch vụ và giữa thiết bị, mạng, hệ thống của các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ khác nhau, các cơ quan nhà nước.
– Cần được quy định các đặc tính kỹ thuật, yêu cầu chất lượng để đảm bảo sự phát triển bền vững của toàn bộ mạng, hệ thống hoặc các mục tiêu công ích.
– Cần phải quy định về yêu cầu chất lượng để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng dịch vụ.
– Cần phải đáp ứng các yêu cầu đặc biệt khác phục vụ mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Nguyên tắc xác định đối tượng tiêu chuẩn quốc gia
Các sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ, quá trình là đối tượng TCVN phải đảm bảo các nguyên tắc dưới đây:
– Đáp ứng mục tiêu chức năng, công dụng, chất lượng: xác định các công nghệ, đặc điểm kỹ thuật ở mức tiên tiến và phù hợp để áp dụng tại Việt Nam.
– Đáp ứng mục tiêu tiết kiệm, hiệu quả: sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên; có các quy tắc thực hành tiên tiến để áp dụng trong các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.
– Đáp ứng mục tiêu thông tin, thông hiểu: phổ biến và tăng cường hiểu biết và áp dụng về sản phẩm, thiết bị, mạng, hệ thống, dịch vụ, quá trình.
– Đáp ứng mục tiêu giảm chủng loại, đổi lẫn: cho phép lựa chọn một số lượng tối ưu các kích cỡ hay chủng loại của sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, quá trình; có thể sử dụng thay thế lẫn nhau mà vẫn đáp ứng cùng yêu cầu.
– Đáp ứng các yêu cầu đặc biệt khác phục vụ mục tiêu quản lý trong từng thời kỳ của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Yêu cầu đối với dự thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia
– Nội dung của QCVN, TCVN phải tuân thủ những yêu cầu cơ bản sau:
+ Đáp ứng nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật quy định tại Điều 6 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và nguyên tắc xác định đối tượng QCVN, TCVN quy định tại Điều 5 và Điều 6 Thông tư này.
+ Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, không có mâu thuẫn trong hệ thống QCVN, TCVN;
+ Các quy định kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật phải có khả năng đo kiểm, đánh giá được một cách khách quan; trong QCVN phải xác định rõ phương pháp đo kiểm, đánh giá.
+ Các quy định kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật phải được diễn đạt chính xác, súc tích và đơn nghĩa.
– Quy định đối với QCVN, TCVN được xây dựng trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế:
+ Ưu tiên xây dựng QCVN, TCVN trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài (sau đây gọi chung là tiêu chuẩn quốc tế) đã được áp dụng rộng rãi.
+ QCVN chấp nhận một tiêu chuẩn quốc tế được thể hiện trong lời nói đầu là “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có các quy định kỹ thuật và phương pháp đo thử phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế”.
+ TCVN chấp nhận một tiêu chuẩn quốc tế với bố cục và nội dung cơ bản của tiêu chuẩn quốc tế được giữ nguyên và chuyển nguyên vẹn sang TCVN được thể hiện trong lời nói đầu là “tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế” và được ghi ký hiệu tương đương với tiêu chuẩn quốc tế.
+ QCVN, TCVN chấp nhận từ hai tiêu chuẩn quốc tế trở lên được thể hiện trong lời nói đầu là “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế”.
– Thể thức trình bày của QCVN,TCVN:
+ Trình bày và thể hiện nội dung QCVN được thực hiện theo quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Việc trình bày và thể hiện nội dung TCVN được thực hiện theo TCVN 1-2:2008 , Xây dựng tiêu chuẩn – Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
Thẩm tra hồ sơ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
– Vụ Khoa học và Công nghệ trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quyết định thành lập Hội đồng thẩm tra Hồ sơ dự thảo QCVN.
– Thành phần Hội đồng có số thành viên là số lẻ, có từ 7 (bảy) thành viên trở lên gồm:
+ Chủ tịch là Lãnh đạo Vụ Khoa học và Công nghệ;
+ Các thành viên khác là các chuyên gia đại diện của cơ quan, đơn vị có liên quan.
– Trách nhiệm của Hội đồng:
+ Thẩm tra đánh giá tính đầy đủ và đúng thủ tục hồ sơ dự thảo QCVN; sự phù hợp với kế hoạch đã được phê duyệt;
+ Thẩm tra về nội dung dự thảo QCVN;
– Nguyên tắc làm việc của Hội đồng:
+ Theo nguyên tắc dân chủ, độc lập, khách quan, minh bạch, các thành viên thảo luận công khai về nhiệm vụ được giao đồng thời chịu trách nhiệm về ý kiến của mình;
+ Phiên họp của Hội đồng phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên, biểu quyết theo đa số. Kết luận của Hội đồng được lập thành biên bản họp Hội đồng theo Phụ lục VIIban hành kèm theo Thông tư này;
+ Thành viên Hội đồng chịu trách nhiệm cá nhân về ý kiến đánh giá của mình và kết luận tại biên bản họp Hội đồng.
– Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ khi có quyết định thành lập, Hội đồng phải tổ chức họp thẩm tra.
– Căn cứ vào kết luận tại biên bản họp Hội đồng, đơn vị chủ trì chỉnh sửa, hoàn thiện Hồ sơ dự thảo QCVN trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc gửi về Vụ Khoa học và Công nghệ.
Thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
– Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với đơn vị xây dựng dự thảo QCVN tổng hợp hoàn thiện hồ sơ dự thảo QCVN báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông có văn bản gửi Bộ Khoa học và Công nghệ (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để thẩm định.
– Sau khi có kết quả thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ:
+ Trường hợp nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp thu, hoàn thiện và trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành QCVN theo quy định;
+ Trường hợp không nhất trí với ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ, Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan có văn bản trình Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
– Vụ Khoa học và Công nghệ quản lý và cấp mã hiệu QCVN của Bộ Thông tin và Truyền thông, số hiệu QCVN của Bộ Thông tin và Truyền thông là QCVN xxx:yyyy/BTTTT, trong đó:
+ QCVN là chữ viết tắt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
+ xxx là số hiệu quy chuẩn, gồm 2 hoặc 3 chữ số;
+ yyyy là năm ban hành, giữa số hiệu quy chuẩn và năm ban hành được phân cách bằng dấu hai chấm (:);
+ BTTTT là chữ viết tắt tên Bộ Thông tin và Truyền thông, đặt sát sau năm ban hành và được phân cách bằng dấu gạch chéo (/).