Biên bản kiểm tra đề án là văn bản mà nhiều quý bạn đọc quan tâm đến. Vậy, Mẫu biên bản kiểm tra đề án là gì, mục đích của biên bản? Những quy định liên quan đến đề án, kiểm tra đề án như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra đề án là gì, mục đích của biên bản?
Mẫu biên bản kiểm tra đề án là mẫu biên bản được lập ra để ghi chép về việc kiểm tra đề án. Mẫu nêu rõ nội dung biên bản, thông tin kiểm tra…
Mục đích mẫu biên bản kiểm tra đề án: biên bản này nhằm mục đích ghi nhận quá trình kiểm tra đề án của bên kiểm tra đề án và chủ nhiệm đề án, các nội dung liên quan, những kết quả đánh giá.
2. Những quy định liên quan đến đề án, kiểm tra đề án:
Nội dung đề án: được quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
“1. Đề án bao gồm các nội dung chính sau đây:
a) Cơ sở pháp lý của việc lập đề án;
b) Phạm vi thực hiện (vị trí địa lý, tọa độ, diện tích khu vực điều tra);
c) Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế – xã hội khu vực điều tra;
d) Cơ sở tài liệu địa chất, khoáng sản để lập đề án;
đ) Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ của đề án;
e) Hệ phương pháp kỹ thuật và khối lượng các dạng; công việc;
g) Dự kiến kết quả sẽ đạt được và sản phẩm sau khi kết thúc đề án;
h) Kế hoạch thi công và tiến độ thực hiện;
i) Dự toán kinh phí.
2. Tùy từng trường hợp cụ thể, đề án có thể có các nội dung khác nhưng phải bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.”
Nội dung thẩm định đề án:
– Nội dung thẩm định:
Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học và thực tiễn, mức độ tin cậy của thông tin địa chất, khoáng sản để lập đề án;
Sự phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về điều tra địa chất, khoáng sản;
Mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu, tính khả thi, hiệu quả của hệ phương pháp kỹ thuật và khối lượng các dạng công việc được đề xuất; sự phù hợp với quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật được cấp có thẩm quyền ban hành;
Dự kiến kết quả đạt được và các sản phẩm dự kiến thành lập khi kết thúc đề án;
Sự phù hợp giữa khả năng thực hiện đề án, khối lượng công việc dự kiến với trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực và tiến độ thực hiện của đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp thực hiện đề án;
Cơ sở lập dự toán kinh phí thực hiện đề án.
– Nội dung thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 01 và Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trình tự, thời gian thẩm định đề án: được quy định tại Điều 8 Thông tư 26/2019/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường
1. Việc thẩm định đề án phải được thực hiện qua hai (02) cấp gồm: thẩm định cấp cơ sở và thẩm định cấp Bộ. Việc thẩm định đề án thực hiện theo khoản 2, khoản 3 Điều này.
2. Thẩm định đề án Chính phủ
a) Thẩm định cấp cơ sở:
Cơ quan, đơn vị được Bộ giao quản lý, chủ trì đề án (gọi tắt là đơn vị chủ trì) phải tổ chức thẩm định ở cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung, dự toán của đề án; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan trước khi trình Bộ thẩm định.
Hội đồng thẩm định cấp cơ sở do Thủ trưởng cơ quan được Bộ giao quản lý đề án làm chủ tịch và có ít nhất 30% thành viên là chuyên gia về chuyên môn và tối thiểu 02 ủy viên phản biện.
Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Hồ sơ họp Hội đồng gồm Phiếu đánh giá và Biên bản thẩm định của Hội đồng được lập theo mẫu quy định tại Mẫu số 03 và Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thẩm định cấp Bộ:
Đơn vị chủ trì hoàn thiện hồ sơ thẩm định cấp cơ sở, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) để tổ chức thẩm định cấp Bộ.
Trường hợp hồ sơ không đúng, đủ theo quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Kế hoạch – Tài chính có văn bản
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm: lấy ý kiến thẩm định của các Vụ chức năng, cơ quan liên quan trực thuộc Bộ; tổng hợp, trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Hội đồng thẩm định cấp Bộ.
Hội đồng thẩm định cấp Bộ do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phụ trách lĩnh vực làm Chủ tịch Hội đồng. Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính. Thành viên Hội đồng phải có ít nhất 30% thành viên là chuyên gia về chuyên môn và tối thiểu 02 ủy viên phản biện. Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc họp Hội đồng thẩm định, Vụ Kế hoạch – Tài chính gửi Biên bản họp Hội đồng thẩm định cho đơn vị chủ trì đề án.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Biên bản họp Hội đồng thẩm định, đơn vị chủ trì đề án hoàn thiện đề án theo kết luận của Hội đồng thẩm định, kèm theo văn bản giải trình và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Vụ Kế hoạch – Tài chính). Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, Vụ Kế hoạch – Tài chính thẩm định nội dung dự toán và báo cáo lãnh đạo Bộ để xin ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Trên cơ sở ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương có liên quan, Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, tổ chức thảo luận, trao đổi thống nhất các nội dung tiếp thu chỉnh sửa, hoàn thiện đề án. Thời gian tổ chức thảo luận không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan.
Sau không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc trao đổi, thảo luận, Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm tổng hợp, trình Lãnh đạo Bộ văn bản yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện đề án gửi đơn vị chủ trì đề án.
Sau không quá 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu chỉnh sửa, hoàn thiện đề án, đơn vị chủ trì đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án, kèm theo báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, gửi về Bộ (qua Vụ Kế hoạch – Tài chính) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt.
3. Thẩm định đề án cấp Bộ
a) Thẩm định cấp cơ sở:
Cơ quan, đơn vị được Bộ giao quản lý, chủ trì đề án phải tổ chức thẩm định ở cấp cơ sở và chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung, dự toán đề án; tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành liên quan, hoàn thiện đề án trước khi trình Bộ thẩm định.
Việc tổ chức Hội đồng thẩm định và thành lập hồ sơ thẩm định thực hiện như quy định đối với thẩm định cấp cơ sở đề án Chính phủ quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Thẩm định cấp Bộ
Sau khi nhận được hồ sơ của đơn vị chủ trì, Vụ Kế hoạch – Tài chính có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ không đủ, không đúng theo quy định, trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Kế hoạch – Tài chính có văn bản thông báo cho đơn vị chủ trì biết để hoàn thiện. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, đơn vị phải hoàn thiện hồ sơ và gửi về Bộ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ Kế hoạch – Tài chính lấy ý kiến thẩm định của các Vụ chức năng và các cơ quan có liên quan, tổng hợp các ý kiến thẩm định và báo cáo Thủ trưởng phụ trách lĩnh vực thành lập Hội đồng thẩm định.
Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng thành lập. Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực làm Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ Kế hoạch – Tài chính. Thành viên Hội đồng phải có ít nhất 30% thành viên là chuyên gia về chuyên môn và tối thiểu 02 ủy viên phản biện. Thời gian tổ chức Hội đồng thẩm định không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các ý kiến thẩm định. Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc sau khi họp Hội đồng, Vụ Kế hoạch -Tài chính gửi Biên bản họp Hội đồng thẩm định cho đơn vị chủ trì đề án để tiếp thu, chỉnh sửa và hoàn thiện đề án.
Trường hợp không thành lập Hội đồng, trong thời gian không quá 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến thẩm định của các Vụ chức năng và cơ quan liên quan, Vụ Kế hoạch – Tài chính tổng hợp, thông báo ý kiến thẩm định gửi đơn vị chủ trì đề án để hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Biên bản họp Hội đồng hoặc thông báo ý kiến thẩm định của Vụ Kế hoạch – Tài chính, đơn vị chủ trì đề án chỉnh sửa và gửi hồ sơ đề án đã hoàn thiện về Bộ.
4.Thẩm định đề án phân cấp cho Thủ trưởng đơn vị phê duyệt: thẩm định theo hai cấp. Cấp cơ sở do thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì đề án thực hiện; cấp Bộ do Thủ trưởng đơn vị được Bộ phân cấp phê duyệt thực hiện. Thủ tục, trình tự thẩm định đề án được thực hiện tương tự như quy định đối với đề án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Mẫu biên bản kiểm tra đề án:
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ (PHỐI HỢP)
——-
Số:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……, ngày …tháng …năm …
BIÊN BẢN KIỂM TRA
Đề án “……”
Thực hiện Quyết định số…… ngày … tháng … năm …. của …………… về việc kiểm tra đề án………, từ ngày …. đến ngày … tháng … năm .., Đoàn kiểm tra ………… đã tiến hành kiểm tra công tác (thực địa, văn phòng,…) đề án do đơn vị ……. thực hiện (chủ trì).
I. Thành phần đoàn kiểm tra:
II. Đơn vị thi công (chủ trì):
III. Nội dung kiểm tra, tài liệu kiểm tra (thống kê danh mục các hạng mục, tài liệu kiểm tra, nội dung kiểm tra):
IV. Đánh giá của đoàn kiểm tra
1. Những kết quả đề án đạt được (ưu điểm):
2. Những vấn đề còn tồn tại:
V. Kiến nghị của đơn vị
VI. Kết luận và kiến nghị của Đoàn kiểm tra
1. Kết luận
2. Kiến nghị
a) Đối với đơn vị chủ trì (thi công).
b) Đối với Tổng cục.
c) …………………………
Biên bản này được lập thành X bản, gửi Lãnh đạo Tổng cục (để báo cáo) và các đơn vị liên quan (………) để phối hợp chỉ đạo, thực hiện./.
Trưởng Đoàn kiểm tra
(Ký, họ tên)
Đại diện Đơn vị chủ trì
(Ký, tên, đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Người viết biên bản cần ghi rõ tên đề án, chủ nhiệm đơn vị chủ trì, thành phần tham dự.
Về nội dung biên bản kiểm tra: ghi rõ nội dung kiểm tra, tài liệu kiểm tra, thống kê danh mục các hạng mục, tài liệu kiểm tra, nội dung kiểm tra
Phần đánh giá chung: Những kết quả đề án đạt được, Những vấn đề còn tồn tại, Kiến nghị của đơn vị, Kết luận và kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
Cuối cùng là phần xác nhận ký tên của trưởng đoàn kiểm tra và đại diện đơn vị chủ trì, các bên xác nhận lại tính chính xác của biên bản và ký tên.