Nhà nước ta đã đưa ra các danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân, để phong tặng cho các cá nhân có nhiều hoạt động nổi bật trong sự nghiệp của mình. Khi xét bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân không thể thiếu biên bản kiểm phiếu.
Mục lục bài viết
1. Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân là gì?
Biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân dùng để ghi chép các sự kiện để từ đó làm căn cứ chứng minh tính xác thực, chính xác trong quá trình kiểm phiếu, là cơ sở để đối chiếu, so sánh dữ liệu phiếu bầu.
2. Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân:
HỘI ĐỒNG XÉT TẶNG
DANH HIỆU NGND-NGƯT
Đơn vị:…………..
Tỉnh, Bộ: …………..
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày….tháng….năm….
BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU BẦU NHÀ GIÁO ƯU TÚ
1- Hội đồng xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú: ……….
được thành lập theo quyết định số: …………… ngày……./……/…… của ……….
2- Hội đồng họp ngày…………../…………../…………. bầu Nhà giáo ưu tú.
3- Số thành viên được bầu vào ban kiểm phiếu: …………….. người, gồm các ông bà sau:
– Trưởng ban kiểm phiếu:
….
– Các uỷ viên:
1. …….
2. ……..
3. ……..
4. ……..
5. ………
4- Tổng số thành viên trong Hội đồng theo quyết định: ……………………. người.
– Số thành viên Hội đồng tham gia bỏ phiếu: ……………………………. người
– Số thành viên Hội đồng không tham gia bỏ phiếu: ………………. người.
Lý do:
………………..
– Số phiếu phát cho các thành viên Hội đồng: ………………………….. phiếu
– Số
– Số
5- Số nhà giáo trong danh sách bỏ phiếu xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú………….. người
6- Kết quả kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú:
(Ghi đủ số nhà giáo trong danh sách bỏ phiếu, xếp thứ tự theo số phiếu từ cao – thấp)
Số TT | Họ và tên Năm sinh | Chức vụ – Nơi công tác | Số phiếu đạt | Tỷ lệ % | |||
(Tỷ lệ % = Số phiếu đạt / Tổng số thành viên trong quyết định thành lập Hội đồng).
7- Số Nhà giáo có số phiếu đạt từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng trở lên: …….. Người.
CÁC UỶ VIÊN BAN KIỂM PHIẾU
(Ký tên)
TRƯỞNG BAN KIỂM PHIẾU
(Ký tên)
3. Hướng dẫn biên bản kiểm phiếu bầu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân:
Ở góc trái trên cùng của biên bản, người lập biên bản ghi rõ đơn vị, bộ, tỉnh tổ chức trao tặng, cụ thể: Các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu cho các “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được Chủ tịch nước phong tặng theo quy định của pháp luật.
Ở góc phải trên cùng biên bản, người lập biên bản ghi địa danh, ngày tháng năm làm đơn.
Ghi rõ các thông tin về Hội đồng xét duyệt phong tặng về ngày thành lập, đơn vị thành lập.
Đồng thời ghi rõ số phiếu, quá trình kiểm phiếu, số người tham gia kiểm phiếu, được ghi bằng số.
Kết quả kiểm phiếu, số nhà giáo đạt đủ số phiếu để có thể trở thành nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú.
Các thành viên ban kiểm phiếu ký và ghi rõ họ tên.
4. Một số vấn đề về danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân:
Đối tượng có thể được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân:
– Giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác.
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục);
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”:
– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc nhất có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
– Đã được 01 lần tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua” cấp tỉnh, bộ hoặc giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trở lên (riêng đối với giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở có 02 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ trở lên).
– Có sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học.
– Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 20 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 25 năm trở lên, trong đó có 15 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Tiêu chuẩn danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”:
– Trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương nơi cư trú.
– Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết, tận tụy với nghề, là tấm gương sáng, là nhà giáo mẫu mực, tiêu biểu, xuất sắc có ảnh hưởng rộng rãi trong ngành và xã hội, được người học, đồng nghiệp và nhân dân kính trọng; đi đầu trong việc đổi mới quản lý giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; quản lý, giảng dạy đạt chất lượng, hiệu quả cao.
– Đã 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 07 lần được tặng danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 07 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên, giảng viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng; 01 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, bộ hoặc danh hiệu giáo viên, giảng viên dạy giỏi cấp tỉnh, bộ; 01 lần được tặng Bằng khen cấp tỉnh, bộ.
Đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: Đã 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặc 05 lần được tặng danh hiệu giáo viên dạy giỏi cùng cấp hoặc 05 lần được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và giáo viên dạy giỏi cùng cấp, trong đó có lần liền kề năm đề nghị xét tặng.
– Tài năng sư phạm, sáng kiến hoặc đề tài nghiên cứu khoa học.
– Nhà giáo có thời gian trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy từ 15 năm trở lên. Cán bộ quản lý giáo dục có thời gian công tác trong ngành từ 20 năm trở lên, trong đó có 10 năm trở lên trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy.
Các thành tích được thay thế tiêu chuẩn sáng kiến, đào tạo tiến sĩ áp dụng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Ưu tú”:
– Nhà giáo trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia được tính là có 01 sáng kiến cấp tỉnh, bộ.
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được nghiệm thu, được tính là có sáng kiến cấp tỉnh, bộ.
– Nhà giáo đạt giải Nhất trong các hội thi tay nghề ở cấp nào thì được tính là có sáng kiến ở cấp đó.
Giảng viên các đại học, trường đại học, học viện không được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ được thay thế bằng một trong những thành tích sau:
Hướng dẫn 03 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc tế; hướng dẫn 05 sinh viên đoạt Huy chương Vàng, Bạc, Đồng hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi quốc gia; hướng dẫn 05 công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên đạt giải “Tài năng khoa học trẻ” hoặc “Giải thưởng Tuổi trẻ sáng tạo” cấp bộ.
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục giảng dạy các ngành, chuyên ngành đặc thù được tính thay thế tiêu chuẩn sáng kiến.