Để hoạt động báo chí tại Việt Nam cơ quan báo chí nước ngoài phải được cấp phép từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là thành phần bắt buộc trong thủ tục xin cấp phép. Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là gì?
- 2 2. Mẫu đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam mới nhất:
- 3 3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam mới nhất:
- 4 4. Một số nguyên tắc hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam:
- 5 5. Thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú:
- 6 6. Một số quy định pháp luật về hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú:
1. Đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam là gì?
Báo chí nước ngoài là cơ quan thông tấn, phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử và các loại hình báo chí khác của nước ngoài. Phóng viên nước ngoài không thường trú là phóng viên nước ngoài vào Việt Nam hoạt động thông tin, báo chí ngắn hạn và không được hưởng chế độ phóng viên thường trú, sau đây gọi là phóng viên không thường trú. Hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài tại Việt Nam là các hoạt động thu thập thông tin, tư liệu, hình ảnh, ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, quay phim, tiếp xúc, phỏng vấn, thăm địa phương, cơ sở và các hoạt động khác nhằm phục vụ cho việc viết tin, bài, sản xuất phụ trương, đặc san, chuyên san, làm phóng sự về Việt Nam của báo chí nước ngoài, trừ các thể loại phim thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật điện ảnh.
Đơn đề nghị hoạt động báo chi tại Việt Nam là mẫu đơn được soạn thảo bởi phóng viên không thường trú nước ngoài gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp phép hoạt động báo chí tại Việt Nam.
Phóng viên nước ngoài có yêu cầu hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam phải gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp, qua bưu điện, fax hoặc thư điện tử đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.
2. Mẫu đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam mới nhất:
Mẫu 04/BC-BNG
Form 04/BC-BNG
(Tên cơ quan báo chí nước ngoài)
(Name of the foreign media organisation)
ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, BÁO CHÍ CỦA VĂN PHÒNG BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI
REQUEST FORM FOR JOURNALISTIC ACTIVITIES BY THE FOREIGN MEDIA’S RESIDENT OFFICE
…………., ngày ….. tháng ….. năm …….
(dd/mm/yyyy)
Kính gửi:
To:
Văn phòng báo chí nước ngoài/Foreign media organisation: ….
Địa chỉ/Address:……..
Điện thoại/Tel:…… Fax:…….Email: ……..
I. Dự kiến chương trình hoạt động báo chí/Tentative program of journalistic activities:
1. Mục đích chương trình/Purpose(s):…..
2. Nội dung hoạt động/Content:………
3. Thời gian thực hiện/Time:……
4. Địa điểm hoạt động/Places:……….
5. Dự kiến câu hỏi phỏng vấn /Questions for interview:……..
6. Dự kiến phát hành/phát
II. Thông tin về đoàn phóng viên/Details of media crew:
1. Họ và tên/Full name:………
Chức vụ/Title:……….
2. Họ và tên/Full name:…….
Chức vụ/Title:……..
Các phóng viên cam kết tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
The above mentioned correspondents hereby affirm to comply fully with Vietnamese laws and regulations.
Đại diện văn phòng báo chí nước ngoài
Representative of the foreign media’s resident office
(Ghi rõ họ tên, ký và đóng dấu)
(Full name, signature and seal)
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn đề nghị hoạt động báo chí tại Việt Nam mới nhất:
Phần kính gửi: Gửi đến Bộ Ngoại giao Nước CHXHCN VIỆT NAM
Cơ quan/Organisation: Ghi tên cơ quan báo chí của người làm đơn hiện đang công tác
Địa chỉ/Address: Ghi địa chỉ cơ quan nơi đặt trụ sở chính của cơ quan báo chí nước ngoài nơi người làm đơn công tác
Phần thông tin liên hệ: Điện thoại/Telephone number, Fax/FacsimileEmail,… Người làm đơn khai báo chính xác, trung thực theo thông tin từ phía cơ quan báo chí
Phần thông tin về đoàn phóng viên/Details of media delegation:
Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch,…
Số hộ chiếu/Passport number: Ghi theo thông tin trên hộ chiếu
Thông tin liên hệ: Điện thoại, fax, Email, chức danh, nơi nhận thị thực: Chú ý khai báo chính xác, trung thực theo thông tin cập nhật mới nhất
Thông tin về chương trình hoạt động báo chí/Tentative programme:
Trình bày cụ thể, chi tiết về các thông tin liên quan đến chương trình báo chí tại Việt Nam gồm: Mục đích, nội dung, thời gian thực hiện, địa điểm hoạt động, dự kiến câu hỏi phỏng vấn, dự kiến phát hành/phát song,….
Liệt kê danh mục phương tiện kỹ thuật, nghiệp vụ mang vào Việt Nam:
(List of technical equipment to be brought into Viet Nam)
Thông tin cơ quan hướng dẫn báo chí tại Việt Nam (nếu có)
4. Một số nguyên tắc hoạt động báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam:
Điều 3, Nghị định
– Mọi hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam chỉ được phép tiến hành sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền quy định tại Nghị định này và phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.
– Các hành vi vi phạm các quy định tại Nghị định này được xử lý theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
5. Thủ tục cấp phép hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam gồm:
– Văn bản đề nghị hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
– Bản chụp hộ chiếu của phóng viên nước ngoài.
Bước 2: Nộp hồ sơ
– Chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc các cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) ít nhất 10 ngày làm việc trước ngày dự định vào Việt Nam.
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có ý kiến trả lời chấp thuận hoặc không chấp thuận bằng văn bản cho phóng viên nước ngoài. Trong trường hợp được chấp thuận, Bộ Ngoại giao sẽ cấp Giấy phép hoạt động báo chí cho phóng viên nước ngoài.
– Sau khi vào Việt Nam, phóng viên nước ngoài đến cơ quan hướng dẫn phóng viên (Trung tâm Hướng dẫn Báo chí nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao) hoặc một cơ quan được Bộ Ngoại giao chấp thuận để nhận Giấy phép hoạt động báo chí và được hướng dẫn hoạt động.
6. Một số quy định pháp luật về hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú:
– Khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên không thường trú phải mang theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.
– Chương trình hoạt động của phóng viên không thường trú có thể được điều chỉnh, bổ sung sau khi được phép của Bộ Ngoại giao.
– Đối với phóng viên thường trú khi hoạt động tại Việt Nam phải tiến hành đề nghị cấp phép hoạt dộng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Nước CHXHCN Việt Nam. Thủ tục xin cấp phép được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 88/2012/NĐ-CP Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam
Quy định về hoạt động thông tin, báo chí của phóng viên không thường trú
Khi hoạt động thông tin, báo chí tại Việt Nam, phóng viên không thường trú phải mang theo Giấy phép hoạt động báo chí do Bộ Ngoại giao cấp và hộ chiếu; phải hoạt động theo đúng mục đích và chương trình đã được ghi trong Giấy phép và theo sự hướng dẫn của cơ quan hướng dẫn phóng viên.
Thẻ phóng viên nước ngoài
Phóng viên thường trú được Bộ Ngoại giao cấp Thẻ phóng viên nước ngoài, có giá trị không quá 12 tháng, phù hợp với thời hạn thị thực nhập – xuất cảnh của phóng viên. Phóng viên thường trú có đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú theo mẫu do Bộ Ngoại giao ban hành.
+ Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.
+ 02 ảnh chân dung 03 cm x 04 cm của phóng viên thường trú.
Phóng viên thường trú có đề nghị cấp lại Thẻ phóng viên nước ngoài do bị hỏng, bị mất gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Chậm nhất 15 ngày làm việc trước khi Thẻ phóng viên nước ngoài hết hạn, phóng viên thường trú phải làm thủ tục gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài nếu được Bộ Ngoại giao cho phép tiếp tục làm phóng viên thường trú. Phóng viên thường trú có đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị gia hạn thẻ trực tiếp hoặc qua bưu điện đến Bộ Ngoại giao.
Hồ sơ đề nghị gia hạn Thẻ phóng viên nước ngoài gồm:
+ Văn bản
+ Thẻ phóng viên nước ngoài của phóng viên thường trú.
+ Bản chụp hộ chiếu của phóng viên thường trú.