Để đảm bảo các nhà bếp, bếp ăn bán trú đạt các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, các nhà bếp này sẽ được kiểm tra định kỳ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc kiểm tra này được ghi nhận qua biên bản kiểm tra nhà bếp, bếp ăn bán trú.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản kiểm tra nhà bếp, bếp ăn bán trú là gì, mục đích của mẫu biên bản?
Mẫu biên bản kiểm tra nhà bếp nhà ăn bán trú là văn bản ghi nhận quá trình kiểm tra nhà ăn, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm do người có trách nhiệm thực hiện.
Mẫu biên bản kiểm tra nhà bếp, bếp ăn bán trú nhằm kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm bếp ăn của các trường học có đảm bảo không, biên bản được lập ra trước sự chứng kiến của đại diện ban thanh tra và đại diện nhà trường.
Theo
“1. Cơ quan kiểm tra an toàn thực phẩm gồm:
a) Cục An toàn thực phẩm thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên phạm vi cả nước.
b) Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thực hiện kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.
c) Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện), Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn huyện.
d) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã), Trạm Y tế xã chịu trách nhiệm kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn xã.
2. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra an toàn thực phẩm thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan quản lý an toàn thực phẩm quy định tại Điều 69 Luật An toàn thực phẩm.
3. Đoàn kiểm tra do cơ quan có thẩm quyền kiểm tra về an toàn thực phẩm quyết định thành lập có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 70 Luật An toàn thực phẩm.”
* Căn cứ để kiểm tra
– Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm thực phẩm; quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
– Các tiêu chuẩn có liên quan đến an toàn thực phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm.
– Các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố.
– Các quy định về quảng cáo, ghi nhãn đối với thực phẩm.
– Các quy định về kiểm nghiệm thực phẩm.
– Các quy định khác của pháp luật về an toàn thực phẩm.
* Nội dung kiểm tra
– Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm:
Hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Giấy chứng nhận cơ sở đạt ISO, HACCP (Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) và tương đương;
Hồ sơ đối với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy/Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo;
Hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn gốc, xuất xứ, hạn sử dụng của nguyên liệu, phụ gia và thành phẩm thực phẩm; các quy định khác có liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và sản phẩm thực phẩm;
Nội dung ghi nhãn sản phẩm thực phẩm:
Việc thực hiện kiểm nghiệm định kỳ sản phẩm;
Việc thực hiện các quy định về quảng cáo thực phẩm (đối với cơ sở có quảng cáo thực phẩm);
Kiểm tra các giấy tờ liên quan đến việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (đối với cơ sở nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm nhập khẩu);
Lấy mẫu kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết. Việc lấy mẫu kiểm nghiệm thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
– Đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố:
Kiểm tra hồ sơ hành chính, pháp lý của cơ sở: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (đối với cơ sở thuộc diện cấp giấy), Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
Kiểm tra hồ sơ, tài liệu và chấp hành của chủ cơ sở về điều kiện cơ sở, trang thiết bị dụng cụ; người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm; quy trình sản xuất, chế biến; thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của nhân viên; vận chuyển và bảo quản thực phẩm; nguồn nước; nguồn gốc xuất xứ đối với thực phẩm và nguyên liệu dùng để sản xuất, chế biến thực phẩm; lưu mẫu; các quy định khác có liên quan;
Lấy mẫu thức ăn, nguyên liệu thực phẩm để kiểm nghiệm trong trường hợp cần thiết.
2. Mẫu biên bản kiểm tra nhà bếp, bếp ăn bán trú:
TRƯỜNG MẦM NON…………
BAN THANH TRA NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
KIỂM TRA NHÀ BẾP CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN
Năm học………..
Thời gian: Từ ….. h …. phút, ngày …. tháng …. năm …….
Địa điểm: Tại Trường mầm non Xuân Dương
Thành phần tham dự:
1. Ban thanh tra nhân dân gồm có:
– Bà: ………..Trưởng ban
– Bà ………… Ủy viên
– Bà…………….Ủy viên
2. Đại diện nhà trường và bộ phận chức năng:
– Bà: ……….. Hiệu trưởng
– Bà …….. P.Hiệu trưởng
– Bà ……………Trưởng bếp
3. Thời gian, địa điểm:
………
II. Nội dung kiểm tra:
………
III. Kết quả kiểm tra:
…………
THAY MẶT TỔ NHÀ BẾP
THƯ KÍ
TRƯỞNG BAN TTND
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ
Mẫu 2:
TRƯỜNG………………….
BAN THANH TRA NHÂN DÂN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN KIỂM TRA NHÀ BẾP
Năm học……………
Thời gian: Từ ….. h …. phút, ngày …. tháng …. năm …….
Địa điểm: Tại Trường………
Thành phần tham dự:
1. Ban thanh tra nhân dân gồm có:
– Ông (Bà)……
– Ông (Bà)……
– Ông (Bà)……
2. Đại diện nhà trường và bộ phận chức năng:
– Bà:…….Hiệu trưởng
– Bà………P.Hiệu trưởng
– Bà……Trưởng bếp
* Nội dung: Kiểm tra nhà bếp và môi trường lớp nhóm
1/ Nhà bếp:
– Ca trực sớm đúng thời gian, chấp hành tốt đồng phục của nhà trường.
– Vệ sinh trong và ngoài nhà bếp gọn gàng, sạch sẽ.
– Dụng cụ nhà bếp để đúng nơi quy định
– Có lưu mẫu thức ăn,
– Thực hiện tiếp phẩm theo quy trình, có nhận xét của người tiếp phẩm.
– Thực phẩm tươi ngon, cân đúng số lượng, hóa đơn hợp lệ.
2/ Kiểm tra lớp nhóm:
– Ưu điểm;
+ Giáo viên đón trẻ thân mật với trẻ và phụ huynh, có sổ thuốc cho phụ huynh gởi thuốc, cháu được vui chơi đồ chơi nhẹ trong lớp.
+ Lớp vệ sinh sạch sẽ, trang trí theo chủ đề, đồ dùng ngăn nắp gọn gàng, thùng, ca uống nước của trẻ vệ sinh tốt.
+ Giờ ăn cô đeo khẩu trang, động viên trẻ ăn, thân thiện với trẻ. Thức ăn chia hết, đủ.
– Khuyết điểm:
+ Lớp M1: Cô chưa chú ý nhắc trẻ đi rửa tay trước khi vào lớp. Bảng
+ Lớp M2: Cô chưa nhắc trẻ đi rửa tay trước khi vào lớp, nhà vệ sinh còn có cơm và tô trong bồn rửa tay, bàn phía sau lớp chưa gọn gàng. Bảng bé ngoan ngày thứ 6 mới cắm được 2 cờ, không có cờ tổ, Thông báo chưa thay đổi kịp thời.
+ Lớp C1: Góc chủ đề chưa phong phú, 1 số bảng biểu bị mất dấu chưa bổ sung ( góc thời sự)
+ Lớp C2: Một số bảng biểu còn thiếu dấu (góc XD, NTTH,HTTV)
+ Lá 1: Còn sót một vài cháu chưa rửa tay khi đến lớp, Chưa có khăn vào bàn ăn, ( Gv phản hồi vì nhà bếp không phát dĩa)
+ Lá 2: Còn sót một vài cháu chưa rửa tay khi đến lớp.
+ Lá 3; Phía trước VS còn một ít rác, có 1 quạt cánh đang còn dơ.
+ Lá 4; Còn 1 số cháu khi chơi còn chạy nhảy, phía trước lớp còn một ít rác.
+ Nhóm 1; Lớp đang còn màng nhện, quạt còn dơ.
+ Nhóm 3-4: Quạt còn dơ.
Biên bản được thông qua tất cả giáo viên, toàn thể đều thống nhất và ký vào biên bản.
Tổ trưởng
Thư ký
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Người viết biên bản cần ghi rõ thời gian địa điểm thực hiện biên bản.
Thành phần biên bản cần ghi rõ họ tên, chức vụ.
Về phần nội dung và kết quả kiểm tra: người viết biên bản cần ghi rõ ràng, chính xác, trung thực.