Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì? Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tên tiếng Anh là gì? Quy định của pháp luật về chấm dứt thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Trường giáo dưỡng là cơ sở giáo dục đặc biệt được Nhà – cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác. BLHS quy định “giáo dục tại trường giáo dưỡng” là biện pháp tư pháp duy nhất áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội nếu xét thấy cần phải có kỉ luật chặt chẽ và cách li họ khỏi môi trường xã hội để giáo dục và cải tạo thành công dân có ích cho xã hội. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt thì có thể được chấm dứt thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.
1. Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng là gì?
– Biện pháp “giáo dục tại trường giáo dưỡng” buộc người phạm tội phải chịu sự quản lí chặt chẽ và phải cách li khỏi xã hội nhưng họ được học tập văn hoá và nghề nghiệp. Tại đây, họ rèn luyện và cải tạo lối sống trước đây của mình để trở thành công dân có ý thức pháp luật đầy đủ trong tương lai. Họ không bị giam giữ như trong trường hợp bị áp dụng hình phạt tù.
2. Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tên tiếng Anh là gì?
Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng tên tiếng Anh là : “Early termination of education in correctional institutions”.
3. Quy định của pháp luật về chấm dứt thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Chấm dứt thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng được quy định tại Điều 97
” Điều 97. Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
Nếu người được giáo dục tại trường giáo dưỡng đã chấp hành một phần hai thời hạn, có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị của trường giáo dưỡng được giao trách nhiệm quản lý, giáo dục, Tòa án có thể quyết định chấm dứt thời hạn giáo dục tại trường giáo dưỡng.”
( Article 97. Early termination of education in correctional institutions If the person subject to educational measures has served one half of the duration and shows remarkable improvements, the court may terminate the measures at the request of the institution.)
– Điều kiện áp dụng Biện pháp này được áp dụng khi thấy môi trường cũ không có điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục, cải tạo người dưới 18 tuổi phạm tội; trong gia đình có bố, mẹ, anh, chị hoặc em là người có tiền án hoặc người thường xuyên vi phạm pháp luật; bạn bè của người dưới 18 tuổi là người có nhân thân không tốt, đã ảnh hưởng xấu đến lối sống của họ; bản thân người dưới 18 tuổi không có chỗ học tập, lao động, sinh sống ổn định, đã sớm có lối sống không lành mạnh.
– Chấm dứt trước thời hạn biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng Khi đã chấp hành được ít nhất 1/2 thời hạn và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của nhà trường, toà án có thể quyết định g giáo dưỡng. log tại mụng tôn chấm dứt thời hạn ở trường giáo dưỡng.
– Theo Điều 154 Luật thi hành án hình sự 2019 quy định việc kết thúc thời gian chấp hành biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng trước thời hạn:
” Học sinh đã chấp hành được một phần hai thời hạn chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, tích cực học tập, tu dưỡng và chấp hành tốt nội quy của trường thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị
Thủ tục thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra bản án, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên, Tòa án phải gửi bản án, quyết định cho người đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định của Toà án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi người chưa thành niên cư trú phải báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an để ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an ra quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng và gửi cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ và bàn giao người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng. Hồ sơ gồm có:
+ Bản sao bản án, quyết định của Toà án;
+ Quyết định đưa người chưa thành niên vào trường giáo dưỡng;
+ Sơ yếu lý lịch có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Danh bản;
+ Tài liệu khác có liên quan.
– Khi tiếp nhận người phải chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng (sau đây gọi là học sinh), Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ và lập biên bản giao nhận. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận học sinh, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải
Chế độ ăn, mặc của học sinh trường giáo dưỡng
– Học sinh được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, nước mắm, bột ngọt, muối, chất đốt. Ngày lễ, Tết dương lịch, học sinh được ăn thêm không quá ba lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường; ngày Tết nguyên đán học sinh được ăn thêm không quá năm lần tiêu chuẩn ăn của ngày thường. Chế độ ăn đối với học sinh ốm đau, bệnh tật, thương tích do y sĩ hoặc bác sĩ chỉ định.
Nước sử dụng vào việc ăn, uống và sinh hoạt của học sinh được bảo đảm là nước sạch theo quy định của ngành y tế.
– Hàng năm, học sinh được cấp quần áo, chăn, chiếu, màn và các đồ dùng sinh hoạt khác; học sinh nữ được cấp thêm đồ dùng cần thiết cho vệ sinh cá nhân.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chế độ sinh hoạt văn hoá, văn nghệ, vui chơi giải trí: Ngoài giờ học văn hoá, học nghề, lao động, học sinh được tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, đọc sách báo, xem truyền hình và các hoạt động vui chơi giải trí khác do trường tổ chức.
Chế độ học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề
– Học sinh ở trường giáo dưỡng được học văn hóa, giáo dục hướng nghiệp, học nghề theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Đối với học sinh chưa đạt trình độ phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở thì việc học văn hoá là bắt buộc. Đối với học sinh khác thì tuỳ khả năng, điều kiện thực tế mà tổ chức cho họ học tập phù hợp.
– Ngoài giờ học tập, học sinh phải tham gia lao động do trường tổ chức. Trường có trách nhiệm sắp xếp công việc phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của học sinh để bảo đảm sự phát triển bình thường về thể chất; không bố trí những công việc nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại.
– Thời gian lao động của học sinh không được quá 02 giờ trong 01 ngày. Thời gian học tập và lao động không quá 07 giờ trong 01 ngày và không quá 35 giờ trong 01 tuần. Kết quả lao động của học sinh được sử dụng phục vụ cải thiện đời sống, sinh hoạt và học tập của học sinh.
– Học sinh được nghỉ ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật.
– Kinh phí mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp.
Kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi
– Trường giáo dưỡng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh và tổ chức thi học kỳ, kết thúc năm học, chuyển cấp, thi tuyển chọn học sinh giỏi hoặc hình thức thi khác.
– Sổ điểm, học bạ, hồ sơ và các biểu mẫu liên quan đến việc học tập của học sinh phải theo mẫu thống nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Chứng chỉ học văn hoá, học nghề do trường giáo dưỡng cấp cho học sinh có giá trị như chứng chỉ của các trường phổ thông, trường dạy nghề.
Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT- BCA- BQP – BYT– Hướng dẫn việc khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc, học sinh trường giáo dưỡng do Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
Trách nhiệm của nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng
– Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có trách nhiệm đưa đối tượng quản lý được khám, chữa bệnh vượt quá khả năng chuyên môn điều trị của bệnh xá, bộ phận y tế của đơn vị mình (sau đây gọi tắt là y tế đơn vị) đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp huyện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước nơi gần nhất.
– Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng chịu trách nhiệm bố trí phương tiện, cán bộ dẫn giải, quản lý và cán bộ y tế chuyển đối tượng quản lý được khám, chữa bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc khi chuyển đến nơi khám bệnh, chữa bệnh khác.
– Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có trách nhiệm cung cấp giấy chuyển viện, bản tóm tắt quá trình điều trị tại y tế đơn vị và thực hiện các trình tự, thủ tục điều chuyển đối tượng quản lý được khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế; đồng thời phải thông báo cho thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của họ biết để phối hợp chăm sóc, điều trị.
– Thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của đối tượng quản lý được khám, chữa bệnh có thể tự nguyện hỗ trợ bồi dưỡng ăn uống, thuốc chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ cho người bệnh và trao đổi, phối hợp với nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng có đối tượng quản lý được khám, chữa bệnh biết để phối hợp chăm sóc, quản lý. Trường hợp người bị tạm giữ, tạm giam đang trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử thì việc trao đổi, phối hợp này phải được thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án đồng ý bằng văn bản.
– Nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, bảo vệ đối tượng quản lý được khám, chữa bệnh; phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện quy trình khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.