Trường hợp người lao động xin nghỉ phép để nộp hồ sơ xin visa du lịch phải làm đơn và được sự phê duyệt của người lao động. Đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch là gì? Mẫu đơn và cách thức soạn đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch là gì?
Nghỉ phép năm hay ngày nghỉ hàng năm (cách gọi chính xác trong Luật lao động) là một trong những quyền lợi cơ bản và quan trọng mà người lao động (NLĐ) được hưởng trong 1 năm làm việc cho bất kỳ công ty, doanh nghiệp, tổ chức hay đơn vị nào cho người sử dụng lao động
Đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch là mẫu đơn đươc soạn thảo bởi cá nhân gửi đến cơ quan, tổ chức đang công tác nhằm mục đích xin nghỉ phép để nộp hồ sơ xin visa du lịch.
Đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch được soạn thảo nhằm mục đích đề xuất vấn đề nghỉ phép của người lao động với Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức để người lao động nộp vào hồ sơ xin visa du lịch.
Đơn xin nghỉ phép là căn cứ để bộ phận nhân sự nơi người lao động công tác xét duyệt nguyện vọng nghỉ phép của người lao động.
2. Mẫu đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
——————————
ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP
Kính gửi – Ban Giám Đốc Công Ty: …
– Phòng Hành chính – Nhân sự
Tôi tên là : ……
Chức vụ: ……
Bộ phận: ………
Địa chỉ: …………
Điện thoại: ……
Nay tôi trình đơn này kính xin Ban Giám Đốc chấp thuận cho tôi được nghỉ phép trong thời gian ….. ngày (Kể từ ngày…… đến hến ngày …..)
Lý do xin nghỉ phép:
…………(1)…………
Tôi đã
Các công việc được bàn giao:
……………(2)……………
Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công việc trong thời gian vắng.
Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.
…….., ngày… tháng.… năm…….
Trưởng Bộ phận(3)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn cách viết đơn xin nghỉ:
(1) Lý do nghỉ phép: nêu rõ lý do xin nghỉ của mình như là xin nghỉ phép đi làm visa….; Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
(2) Ghi cụ thể về công việc sẽ bàn giao
(3) Trưởng phòng của bộ phận người lao động đang làm việc.
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch:
Phần kính gửi: Ghi thông tin cơ quan người làm đơn xin nghỉ phép công tác
Tôi tên là : Ghi rõ họ tên bằng chữ in hoa có dấu
Chức vụ: Ghi theo chức vụ đang đảm nhiệm hiện tại
Bộ phận: Ghi rõ bộ phân đang công tác
Địa chỉ: Ghi theo địa chỉ nơi ở hiện tại ( ghi rõ tên đường, khu phố, phường/xã/thị trấn, Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương)
Trình bày lý do nghỉ phép
Các công việc được bàn giao: Liệt kê cụ thể nhất các công việc được bàn giao
Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công việc trong thời gian vắng.
Kính mong Ban Giám Đốc xem xét và chấp thuận.
Người làm đơn ký và ghi rõ họ tên
4. Thủ tục xin nghỉ phép:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
– Soạn đơn xin nghỉ phép để nộp vào hồ sơ xin visa du lịch theo mẫu
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp đến bộ phạn nhân sự Công ty nơi người lao động công tác
Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Cơ quan, tổ chức nơi người lao động làm việc có trách nhiệm tiếp nhận đơn xin nghỉ phép của NLĐ và giải quyết chế độ nghỉ phép cho NLĐ theo quy định của pháp luật và theo nội quy của công ty.
5. Quy định pháp luật về nghỉ phép:
Pháp luật lao động Việt Nam quy định về nghỉ hằng năm của người lao động tại Điều 113 như sau:
” Điều 113. Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.”
Trong trường hợp người lao động đã sử dụng hết ngày nghỉ phép năm nhưng đột xuất có những công việc riêng vẫn có thể nghỉ việc. Pháp luật về lao động Việt Nam quy định các trường hợp người lao động nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương và nghỉ không hưởng lương. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
– Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
– Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Tuy nhiên, trên thực tế người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, trường hợp xin nghỉ phép để nộp hồ sơ xin visa du lịch không được áp dụng trường hợp nghỉ việc hưởng lương.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, người lao động có thể xin nghỉ phép năm hoặc xin nghỉ việc không hưởng lương và phải được sự chấp thuận của Bộ phận nhân sự Công ty. Trong trường hợp người lao động tự ý nghỉ mà không có sự cho phép của người sử dụng lao động sẽ bị xem xét xử lý kỷ luật lao động.
Luật lao động 2019 quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động như sau:
Về nguyên tắc xử lý kỷ luật:
– Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động;
– Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xử lý kỷ luật là thành viên;
– Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc tổ chức đại diện người lao động bào chữa; trường hợp là người chưa đủ 15 tuổi thì phải có sự tham gia của người đại diện theo pháp luật;
– Việc xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản.
– Người sử dụng lao động không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
– Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi phạm nặng nhất.
– Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian sau đây:
+ Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động;
+ Đang bị tạm giữ, tạm giam;
+ Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 125 của Bộ luật này;
+ Người lao động nữ mang thai; người
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Quy định này được hướng dẫn cụ thể tại Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:
” Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
1. Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 của
2. Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 của
3. Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật lao động nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.