Vấn đề bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra phải bồi thường theo quy định của Bộ luật lao động
Vấn đề về bồi thường thiệt hại không chỉ được quy định trong Bộ luật dân sự mà còn được quy định trong
Thứ nhất, người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật thì việc xem xét, quyết định bồi thường thiệt hại theo trách nhiệm vật chất phải căn cứ vào lỗi và mức độ thiệt hại thực tế và mức bồi thường phải tính theo thời giá thị trường; đồng thời khi quyết định mức bồi thường cần xét đến thực trạng hoàn cảnh gia đình, nhân thân và tài sản của đương sự.
Trong trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc, thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
Thứ hai, người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường. Lúc này giá trị của dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động sẽ được xác định theo giá hiện tại trên thị trường chứ không phải là giá tại thời điểm mua dụng cụ, thiết bị này của người sử dụng lao động.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm.
Trường hợp do thiên tai, hoả hoạn, địch họa, dịch bệnh, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường. Trong trường hợp này thì lỗi gây ra những thiệt hại chô công ty không xuất phát từ phía người lao động mà do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh, sự kiện khách quan xảy ra mà không thể lường trước được, mặc dù người lao động đã cố gắng áp dụng mọi biện pháp cần thiết và có thể trong khả năng của mình nhưng vẫn không thể ngăn chặn được những thiệt hại đó thì người lao động không phải bồi thường những thiệt hại đó.