Quyền lựa chọn nơi cư trú là một quyền hợp pháp của công dân được pháp luật thừa nhận. Khi thực hiên thủ tục thay đổi nơi thường trú, công dân phải tiến hành soạn thảo đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu. Vậy đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu là gì?
Đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu là mẫu đơn được viết bới cá nhân có nhu cầu chuyển hộ khẩu gửi đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xét duyệt nguyện vọng chuyển hộ khẩu của người làm đơn
Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh
– Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Như vậy, khi chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh hoặc chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh cá nhân có thể làm đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu gửi đến cơ quan có thẩm quyền. Nội dung đơn nêu rõ thông tin của người chuyển khẩu, lý do chuyển khẩu,…
2. Mẫu đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu mới nhất:
………………
………………
Số:……./GCHK
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
GIẤY CHUYỂN HỘ KHẨU
(Phần lưu tại cơ quan cấp giấy)
1. Họ và tên (1):……..
2. Tên gọi khác (nếu có):…..
3. Ngày, tháng, năm sinh: ……./…../……… 4. Giới tính:…..
5. Nơi sinh:………..
6. Nguyên quán:……..
7. Dân tộc:…… 8. Tôn giáo:…. 9. Quốc tịch:……
10. Nơi thường trú:….
11. Họ và tên chủ hộ nơi đi:… 12. Quan hệ với chủ hộ:….
13. Lý do chuyển hộ khẩu:…..
14. Nơi chuyển đến:…….
15. Những người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu (2):
TT | Họ và tên | Ngày, tháng, năm sinh | Giới tính | Nguyên quán | Dân tộc | Quốc tịch | CMND số (hoặc Hộ chiếu số) | Quan hệ (3) |
….., ngày…tháng…năm…
TRƯỞNG CÔNG AN………
(Ký, ghi rõ họ tên)
(1) Viết chữ in hoa đủ dấu;
(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
(3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1.
Ghi chú: Lập 02 bản, một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy.
(1) Viết chữ in hoa đủ dấu.
(2) Ghi theo sổ đăng ký thường trú, sổ hộ khẩu các thông tin của người trong hộ cùng chuyển hộ khẩu.
(3) Ghi mối quan hệ với người chuyển hộ khẩu tại Mục 1.
Ghi chú: Lập 02 bản, một bản cấp cho công dân để nộp tại nơi đăng ký thường trú, một bản lưu tại nơi cấp giấy
3. Hướng dẫn soạn thảo đơn xin xác nhận chuyển hộ khẩu chi tiết nhất:
Phần thông tin của người xin xác nhận chuyển hộ khẩu
Mục “Họ và tên”: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu
Mục “Ngày, tháng, năm sinh”: Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh
Mục “CMND số” và mục “Hộ chiếu số”: Ghi đầy đủ số CMND và số hộ chiếu (nếu có)
Mục “Giới tính”: Nếu giới tính Nam thì ghi là Nam, nếu giới tính Nữ thì ghi là Nữ
Mục “Nơi sinh”: Ghi nơi sinh theo giấy khai sinh
Mục “Quê quán”: Ghi quê quán theo giấy khai sinh.. Phải ghi cụ thể địa danh hành chính cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại
Mục “Quốc tịch”: Ghi quốc tịch Việt Nam, quốc tịch khác (nếu có)
Mục “Dân tộc” và “Tôn giáo”: Ghi dân tộc, tôn giáo theo giấy khai sinh. Trường hợp không có giấy khai sinh thì ghi theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền cấp
Mục “Nghề nghiệp, nơi làm việc”: Ghi rõ hiện nay làm nghề gì và tên cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa chỉ nơi làm việc.
Mục: “Họ và tên chủ hộ nơi đi”: Ghi bằng chữ in hoa có dấu
4. Thủ tục chuyển hộ khẩu mới nhất:
Từ ngày 01/7/2021, thủ tục, điều kiện nhập hộ khẩu được thực hiện theo Luật Cư trú 2020.
Điều kiện để được chuyển hộ khẩu:
Luật lưu trú 2020 quy định về điều kiện để được chuyển hộ khẩu như sau:
Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
– Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó
– Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật lưu trú
Hồ sơ tách hộ bao gồm:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản)
Trường hợp tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
– Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ đến cơ quan đăng ký cư trú
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và
Thủ tục nhập hộ khẩu :
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Phiếu báo thay đổi nhân khẩu, hộ khẩu
+
+ Giấy chuyển hộ khẩu
+ Giấy chứng nhận đăng kí kết hôn
+ Sổ hộ khẩu của bạn.
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Người có yêu cầu chuyển hộ khẩu nộp hồ sơ chuyển hộ khẩu tại cơ quan có thẩm quyền
+ Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã
+ Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thẩm quyền đăng ký thường trú
Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh. Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
5. Một số quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân về cư trú:
Điều 8 Luật cư trú 2020 quy định quyền của công dân về cư trú, theo đó công dân có quyền:
– Lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình, đăng ký cư trú phù hợp với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Được bảo đảm bí mật thông tin cá nhân, thông tin về hộ gia đình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
– Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu.
– Được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật, điều chỉnh thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu về cư trú khi có thay đổi hoặc khi có yêu cầu.
– Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền tự do cư trú của mình khi có yêu cầu.
– Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền tự do cư trú.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật
Bên cạnh những quyền về cư trú, công dân Việt Nam phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ về cư trú như sau:
– Thực hiện việc đăng ký cư trú theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, giấy tờ, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, giấy tờ, tài liệu đã cung cấp.
– Nộp lệ phí đăng ký cư trú theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.