Để việc được nghỉ học ngắn hạn được coi là chính đáng thì học sinh, sinh viên cần viết đơn xin nghỉ học ngắn hạn gửi cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu của nhà trường nơi học sinh hoặc sinh viên đó đang theo học. Vậy đơn xin nghỉ học ngắn hạn là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn xin nghỉ học ngắn hạn là gì?
Đơn xin nghỉ học ngắn hạn là một mẫu đơn mà phụ huynh học sinh hoặc sinh viên hoặc chính bản thân học sinh hoặc sinh viên đó tự tay viết để xin được nghỉ học một hoặc nhiều ngày. Đơn xin phép nghỉ học có thể được viết tay hoặc soạn thành email để gửi trực tuyến cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu của nhà trường nơi học sinh hoặc sinh viên đó đang theo học.
Đơn xin phép nghỉ học ngắn hạn là văn bản ghi nhận những thông tin của học sinh, sinh viên và lý do mà học sinh, sinh viên nghỉ học cùng thời gian sẽ nghỉ học. Đồng thời, đơn xin nghỉ học ngắn hạn sẽ là cơ sở để giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu của nhà trường nơi học sinh hoặc sinh viên đó đang theo học xem xét và phê duyệt cho học sinh, sinh viên được nghỉ học.
2. Mẫu đơn xin nghỉ học ngắn hạn:
TRƯỜNG …………………..
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC NGẮN HẠN
Kính gửi: Ban giám hiệu Trường….
Họ và tên:…….. Mã số SV:……
Ngày sinh:…… Lớp:….
Ngành học:…. Khóa:…..
Địa chỉ liên hệ…….
Điện thoại: ………….Email: …….
Lý do xin nghỉ học có thời hạn:…
Xin nghỉ học từ ngày: …….đến ngày …
Em xin chân thành cảm ơn!
……….., ngày…tháng…năm…
Ý kiến của phụ huynh
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
………….., ngày….tháng….năm …
Ý KIẾN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA
(Đề nghị ghi ý kiến, ký và ghi rõ họ tên)
………….., ngày….tháng….năm …
Ý KIẾN CỦA BAN CHỦ NHIỆM KHOA
(Đề nghị ghi ý kiến, ký và ghi rõ họ tên)
…………., ngày….tháng….năm …..
Ý KIẾN CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH
– TÀI CHÍNH
(Đề nghị ghi ý kiến, ký và ghi rõ họ tên)
………., ngày….tháng….năm …..
Ý KIẾN CỦA PHÒNG ĐÀO TẠO
(Đề nghị ghi ý kiến, ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ học ngắn hạn:
Phần kính gửi thì học sinh, sinh viên sẽ ghi tên của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Ban giám hiệu của nhà trường nơi học sinh hoặc sinh viên đó đang theo học.
Phần nội dung của đơn xin nghỉ học ngắn hạn: yêu cầu học sinh, sinh viên sẽ cung cấp những thông tin cá nhân cần thiết, lý do viết đơn hay chính là lý do nghỉ học và thời gian sẽ nghỉ học. Học sinh, sinh viên sẽ cung cấp những thông tin một cách đầy đủ, chính xác và chi tiết đồng thời sẽ cam kết những thông tin đó là hoàn toàn đúng sự thật, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm theo nội quy của trường học.
Cuối đơn xin nghỉ học ngắn hạn là sự xác nhận của phụ huynh học sinh, sinh viên và học sinh, sinh viên cũng cần ký và ghi rõ họ tên.
4. Mẫu đơn xin nghỉ học và bảo lưu kết quả học tập dành cho học sinh, sinh viên tham khảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———-
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC TẠM THỜI VÀ BẢO LƯU KẾT QUẢ HỌC TẬP
Kính gửi:
– Ban Giám hiệu Trường ……
– Phòng Đào tạo và Công tác học sinh,
Tên em là: …….Mã học sinh:……..
Lớp:…..Số điện thoại liên hệ:……
Kết quả học tập tính từ đầu khóa học đến thời gian xin nghỉ học:
TBCHT:……..TBCRL:……
Em viết đơn này xin được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập vì lý do:
Thời gian xin nghỉ học tạm thời: Từ học kỳ……. năm học: 20…. – 20…. Đến học kỳ…….. năm học: 20…. – 20….
Em xin thực hiện mọi yêu cầu, thủ tục của Nhà trường về vấn đề bảo lưu như sau:
1. Hồ sơ xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập:
– 02 đơn xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập có xác nhận của phụ huynh (01 bản trường lưu, 01 bản sinh viên giữ);
– Bảng điểm;
– Giấy xác nhận trả hết sách Thư viện và nộp đầy đủ các khoản tiền theo quy định của Nhà trường; (mẫu giấy xác nhận cấp tại Phòng ĐT&CTHS)
– Thẻ sinh viên;
2. Về kết quả học tập:
– Bảo lưu những môn học có điểm tích luỹ từ 5,0 trở lên;
– Hủy các môn học có điểm tổng kết nhỏ hơn 5 và đăng ký học lại những môn đã bị huỷ.
III. Thời gian và thủ tục xin quay lại học:
– Thời gian: Học kỳ…….. năm học 20…. – 20….
– Thủ tục xin quay lại học:
+ Đơn xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập (bản sinh viên giữ);
+ Đơn xin học lại (mẫu của Phòng ĐT&CTHS)
+ Giấy xác nhận của chính quyền địa phương trong quá trình nghỉ học tạm thời không vi phạm pháp luật.
Học sinh lưu ý:
– Thời gian nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập tối đa không quá 02 năm cho toàn khóa học;
– Tự kiểm tra điều kiện được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trước khi nộp đơn.
Xác nhận của phụ huynh
(Có ý kiến, ký và ghi rõ họ tên
Ý kiến của GVCN
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
Ý kiến của Phòng ĐT&CTHS
5. Một số quy định về kỷ luật đối với học sinh Trung học phổ thông:
Dưới đây là một số hình thức kỷ luật phổ biến nhất đối với học sinh trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra còn có những hình thức kỷ luật khác nhằm mục đích để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập.
1. Khiển trách trước lớp:
Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui của nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ cấp bản thân sẽ bị khiển trách trước lớp:
– Nghỉ học không xin phép từ 3 buổi trở lên trong thời gian 1 tháng.
– Không thuộc bài hoặc làm bài, không chuẩn bị bài đầy đủ do thầy, cô giáo quy định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
– Đi học không đúng giờ hoặc đi lao động không mang theo dụng cụ lao động mà nhà trường đã qui định từ 3 lần trở lên trong thời gian 1 tháng.
– Nói năng thô tục, đánh bạc (chơi số đề) hút thuốc lá…
– Mắc khuyết điểm sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã có tác hại nhất định đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: quay cóp hoặc gà bài cho bạn trong giờ kiểm tra bài, có thái độ kém văn hoá hoặc hành vi thiếu đạo đức đối với thầy cô giáo, đối với cha mẹ, bạn bè và những người xung quanh, gây mất đoàn kết trong tổ, nhóm học tập, bao che hoặc đồng tình với hành động sai phạm của bạn, không báo cáo với nhà trường những việc làm sai trái của bạn mà mình đã biết để nhà trường có biện pháp ngăn ngừa kịp thời, hoặc kiểm điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ có tác hại tương đương.
– Việc quyết định khiển trách trước lớp sẽ do giáo viên chủ nhiệm lớp xét quyết định sau khi đã tham khảo ý kiến của cán bộ chi đoàn và cán bộ lớp và công bố kịp thời vào buổi sinh hoạt lớp hàng tuần, sau đó giáo viên chủ nhiệm lớp báo cáo Hiệu trưởng để biết va theo dõi.
2. Cảnh cáo trước toàn trường:
– Những học sinh phạm một trong các khuyết điểm sai phạm sau đây trong quá trình thực hiện nội qui nhà trường, quyền hạn và nhiệm vụ của bản thân sẽ bị Hội đồng kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường
– Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm
– Đã nhiều lần trốn học, trốn lao động hoặc quay cóp gà bài cho bạn trong lúc kiểm tra
– Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc
– Hình thức kỉ luật cảnh cáo trước toàn trường sẽ do Hội đồng kỉ luật nhà trường đề nghị. Hiệu trưởng quyết định và thực hiện. Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và
3. Đuổi học một tuần lễ:
– Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi
– Hình thức kỉ luật này sẽ ghi vào học bạ của học sinh và thông báo cho gia đình biết để phối hợp giáo dục
– Trong thời gian 1 tuần sẽ bị đuổi học, học sinh này phải kiểm điểm và suy nghĩ một cách sâu sắc về những khuyết điểm sai phạm của mình, nếu tỏ ra thành khẩn ăn năn, hối lỗi, có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm để tiến bộ thì sau thời gian bị đuổi học Hiệu trưởng có thể xét và quyết định cho tiếp tục học. Thời gian học sinh bị đuổi học sẽ được coi là nghỉ học có phép nếu được học lại.
– Nếu trong thời gian bị đuổi học 1 tuần lễ, học sinh mắc khuyết điểm sai phạm không tỏ ra thành khẩn hối lỗi và quyết tâm sửa chữa, thậm chí còn phạm thêm nhiều khuyết điểm sai phạm khác thì Hội đồng kỉ luật nhà trường sẽ đề nghị Hiệu trưởng quyết định đuổi học 1 năm
– Gia đình học sinh có trách nhiệm quản lí và giáo dục con cái trong thời gian học sinh bị đuổi học
4. Đuổi học 1 năm:
– Những học sinh mắc 1 trong các khuyết điểm sai phạm sau đây sẽ bị Hội đồng kỉ luật của nhà trường đề nghị Hiệu trưởng quyết định thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, có ghi học bạ và thông báo cho gia đình, đồng thời giao cho gia đình, đoàn đội và chính quyền địa phương tiếp tục giáo dục
– Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác
– Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương
– Sau khi thi hành kỉ luật đuổi học 1 năm, nhà trường phải lập đầy đủ hồ sơ, báo cáo ngay lên cơ quan giáo dục cấp trên trực tiếp quản lí là Phòng giáo dục (đối với học sinh cấp 2) và Sở giáo dục (đối với học sinh phổ thông trung học) để biết và theo dõi.
– Những học sinh sau 1 năm bị đuổi học, nếu có đủ điều kiện về tuổi và muốn học lại thì phải làm đơn xin trường cũ xét cho học lại và phải có giấy xác nhận của chính quyền địa phương (phường, xã, thị xã, thị trấn, …) về sự tiến bộ của bản thân,