Trong quá trình sử dụng thì đèn chiếu sáng có thể bị hỏng, bị tác động bởi môi trường thì khi đó cá nhân, tổ chức quản lý hệ thống chiếu sáng (hay người dân ở khu phố) sẽ thực hiện viết đơn yêu cầu gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét và tổ chức sửa chữa đèn chiếu sáng.
Mục lục bài viết
1. Đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố là gì?
Đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố là mẫu đơn hành chính được cá nhân, tổ chức sử dụng gửi cho chủ thể có thẩm quyền việc đèn chiếu sáng khu phố bị hỏng nhưng không hoặc chưa được sửa chữa. Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố phải đảm bảo hình thức và đầy đủ những nội dung cần thiết theo quy định của pháp luật.
Đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố là văn bản ghi chép lại những thông tin của cá nhân, tổ chức viết đơn và lý do tại sao lại viết đơn này gửi cho Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền. Đồng thời, đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố còn là cơ sở để Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền xem xét và giải quyết về việc sửa chữa đèn chiếu sáng của khu phố.
2. Mẫu đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
…., ngày…. tháng…. năm…….
ĐƠN YÊU CẦU SỬA CHỮA ĐÈN CHIẾU SÁNG KHU PHỐ
(V/v: Yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố…….)
Kính gửi:
– Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…
– Ông…. – Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)…
(Hoặc những chủ thể có thẩm quyền khác tùy thuộc vào chủ thể quản lý đèn chiếu sáng là chủ thể nào)
– Căn cứ ….;
– Căn cứ tình trạng thực tế của khu vực.
Tên tôi là:… Sinh ngày…. tháng…… năm……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):….
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay ………
Điện thoại liên hệ: …
(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:
Công ty:…
Địa chỉ trụ sở chính:…
Giấy CNĐKDN số:…Do Sở Kế hoạch và đầu tư……….. cấp ngày…./……..
Số điện thoại:… Số Fax:…
Người đại diện theo pháp luật:……
Giấy CMND/thẻ CCCD số:…… Ngày cấp:…./…./….. Nơi cấp (tỉnh, TP):…
Chức vụ:…
Địa chỉ thường trú:…
Chỗ ở hiện nay …
Điện thoại liên hệ: …
Căn cứ đại diện:…..)
Tôi là dân cư khu vực…
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc sau:
(cá nhân, tổ chức trình bày về hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc bạn làm đơn, trong trường hợp này cá nhân, tổ chức trình bày về nguyên nhân khiến đèn đường bị hỏng, về quá trình sửa chữa/đề nghị chủ thể có thẩm quyền tổ chức sửa chữa đèn đường (nếu có), về lý do khiến bạn làm đơn, như là có đề nghị sửa chữa nhưng chưa được giải quyết,…)
Do vậy, tôi làm đơn này để đề nghị Quý cơ quan xem xét lại tình trạng này và tổ chức sửa chữa lại đèn chiếu sáng của khu phố trong thời gian sớm nhất để đảm bảo khu phố được chiếu sáng………….
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên là đúng sự thật. Kính mong Quý cơ quan xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới Quý cơ quan:… (liệt kê số lượng, tình trạng văn bản, tài liệu chứng cứ mà bạn gửi kèm, nếu có)
Người làm đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố:
– “V/v: Yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố…” người làm đơn sẽ ghi cụ thể khu phố mà có đèn chiếu sáng bị hỏng.
Phần kính gửi thì người làm đơn phải ghi rõ ràng tên của Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền để thực hiện giải quyết vấn đề đèn chiếu sáng của khu phố.
Phần nội dung của đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố :
+ Yêu cầu người làm đơn cung cấp những thông tin cần thiết như tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân( số căn cước công dân), địa chỉ thường trú, số điện thoại, khu dân cư đang sinh sống. Còn nếu như là tổ chức thì trình bày: tên của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, số điện thoại, người đại diện theo pháp luật ( số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại,..)
+ Cá nhân, tổ chức trình bày về hoàn cảnh và lý do dẫn đến việc phải làm đơn. Trong trường hợp này cá nhân, tổ chức trình bày về nguyên nhân khiến đèn đường bị hỏng, về quá trình sửa chữa hoặc đề nghị chủ thể có thẩm quyền tổ chức sửa chữa đèn đường (nếu có). Về lý do khiến cá nhân, tổ chức làm đơn, như là có đề nghị sửa chữa nhưng chưa được giải quyết,…
+ Cá nhân, tổ chức sẽ cam kết những thông tin trên là hoàn toàn đúng sự thật và kính mong Cơ quan, chủ thể có thẩm quyền tổ chức sửa chữa đèn hoặc chấp nhận đề nghị đó có cá nhân, tổ chức. Đồng thời khi nộp đơn thì người làm đơn cần phải nộp kèm theo những chứng cứ, tài liệu và đánh số trong đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố.
Cuối đơn yêu cầu sửa chữa đèn chiếu sáng khu phố thì người làm đơn sẽ ký và ghi rõ họ tên để làm bằng chứng.
4. Những quy định về chiếu sáng đô thị:
Hoạt động chiếu sáng đô thị bao gồm: quy hoạch, đầu tư phát triển và tổ chức chiếu sáng đô thị; quản lý và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng đô thị.
Chiếu sáng đô thị bao gồm:
+ Chiếu sáng các công trình giao thông;
+ Chiếu sáng không gian công cộng;
+ Chiếu sáng mặt ngoài công trình;
+ Chiếu sáng quảng cáo, trang trí và chiếu sáng khu vực phục vụ lễ hội;
+ Chiếu sáng trong khuôn viên công trình do các tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý và sử dụng.
Những nguyên tắc về quản lý và chính sách phát triển chiếu sáng đô thị bao gồm những nguyên tắc như sau:
– Chiếu sáng đô thị là một nguyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị được quản lý thống nhất và có phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể theo quy định của pháp luật.
– Việc chiếu sáng đô thị phải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, an toàn, bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật.
– Khi tiến hành thực hiện chiếu sáng đô thị phải được quy hoạch; việc phát triển và đầu tư chiếu sáng đô thị phải theo quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch chiếu sáng đô thị được phê duyệt.
– Nhà nước cần có trách nhiệm trong việc xây dựng chiến lược phát triển chiếu sáng đô thị nhằm đầu tư xây dựng và không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động, bảo đảm chất lượng chiếu sáng đô thị, từng bước hiện đại và phát triển đô thị bền vững.
– Nhà nước phải khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư, sản xuất và sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện.
– Khi sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng tại các công trình xây dựng và công trình chiếu sáng đô thị có sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước phải sử dụng nguồn sáng và thiết bị chiếu sáng được cấp Giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc dán nhãn tiết kiệm năng lượng của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu chung về thiết kế, xây dựng, duy trì chiếu sáng đô thị:
+ Thứ nhất về thiết kế chiếu sáng đô thị:
– Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng đô thị đối với từng loại công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng;
-Bảo đảm các yếu tố trang trí, mỹ quan và phù hợp với chức năng của công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng;
– Có các giải pháp sử dụng nguồn sáng, thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao, tiết kiệm điện trong thiết kế từng công trình hoặc từng khu vực được chiếu sáng.
+ Thứ hai, xây dựng, lắp đặt các công trình chiếu sáng đô thị phải thực hiện theo đúng thiết kế đã được phê duyệt, trong quá trình thi công phải bảo đảm an toàn, thuận tiện và tuân thủ các quy định về quản lý xây dựng công trình.
+ Thứ ba, công tác duy trì, bảo dưỡng phải bảo đảm cho hệ thống chiếu sáng đô thị hoạt động ổn định; đạt hiệu quả chiếu sáng cao, tiết kiệm điện và an toàn cho người quản lý, vận hành và sử dụng.
Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động nhân dân sử dụng điện chiếu sáng an toàn, đúng mục đích; sử dụng các sản phẩm chiếu sáng hiệu suất cao – tiết kiệm điện và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về chiếu sáng đô thị.