Mặt bằng là hình chiếu của ngôi nhà lên mặt phẳng ngang. Khi nhìn vào mặt bằng tương ứng với góc nhìn từ trần nhà nhìn xuống. Không gian mặt bằng bao quát toàn bộ cho chúng ta biết được kích thước, cách bố trí nội thất hay vị trí các phòng ban với nhau.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng là gì?
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công là một trong những văn bản không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng. Khi muốn bàn giao lại mặt bằng thi công cho một công trình, chúng ta phải tiến hành soạn thảo biên bản bàn giao mặt bằng một cách chi tiết, cụ thể, đầy đủ hạng mục.
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công là văn bản ghi chép lại nội dung của việc bàn giao và trả lại mặt bằng xây dựng công trình. Trong quá trình bàn giao mặt bằng công trình xây dựng cần sự có mặt của ban quản lý công trình, bên bàn giao là đại diện nhà thầu và bên nhận thầu bao gồm: chính quyền địa phương và đại diện chủ hộ.
Đây là một mẫu biên bản quan trọng, vì vậy cả nội dung lẫn hình thức biên bản phải đảm bảo sự chính xác, thông tin minh bạch, công khai. Trong đó, các thông tin thỏa thuận bàn giao chi tiết, cụ thể giữa các bên như: diện tích đất được bàn giao, địa điểm, thời gian bàn giao,…
2. Nội dung mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công:
Nội dung chi tiết của biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng công trình, mặt bằng nội thất gồm có:
– Tên công trình xây dựng
– Hạng mục công trình xây dựng
– Địa điểm xây dựng công trình
– Thời gian bàn giao
– Thành phần tham gia bàn giao
– Đại diện nhà thầu
– Đại diện bên nhận đại diện chủ hộ
– Thông tin về bên nhận đại diện chính quyền địa phương
– Thông tin về bên giao đại diện ban quản lý dự án
– Thông tin đo đạc, diện tích đất,…
– Nội dung bàn giao sẽ dựa trên cơ sở căn cứ các quyết định
Các nội dung trên sẽ được lập thành các bản và có xác nhận rõ ràng của 2 bên và các cấp chính quyền. Đảm bảo các thông tin chính xác, có xác nhận rõ ràng.
Bên cạnh việc sử dụng biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng công trình để phục vụ mục đích thỏa thuận bàn giao thì chủ hộ khi tiến hành nhận giao giao phải đo đạc lại diện tích khu đất chính xác. Sau đó hai bên tham gia hoạt động bàn giao phải làm thêm cam đoan giao trả đúng thời hạn và không phát sinh khiếu nại về sau.
Mẫu biên bản bàn giao này sẽ được tạo lập thành hai bản và mỗi bên giữ một bản để làm căn cứ thực hiện.
3. Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN BÀN GIAO MẶT BẰNG
Ngày / Date:……(1)
Số / No.:…..(2)
Công trình / Project:………..(3)
Địa điểm / Location:………..(4)
Hợp đồng số / Contract No.:………(5)
1. Đại diện các bên có mặt bằng tại hiện trường bàn giao:
A. Đại diện bên chủ đầu tư:…….(6)
– Ông (bà):………..(7 )
– Chức vụ / Position:……..(8)
– Địa chỉ / Address:………..(9)
– Điện thoại / Tel.:…………(10)
B. Đại diện tư vấn giám sát:……..(11)
– Ông (bà): ………(12)
– Chức vụ / Position:………(13)
– Địa chỉ / Address:………(14)
– Điện thoại / Tel.:…………(15)
C. Đại diện đơn vị thi công:………(16)
– Ông (bà): …………(17)
– Chức vụ / Position:………(18)
– Địa chỉ / Address:…….(19)
– Điện thoại / Tel.:………(20)
D. Đại diện đơn vị tư vấn thiết kế: ……(21)
– Ông (bà) : .……..(22)
– Chức vụ / Position :…….(23)
– Địa chỉ / Address :…….(24)
– Điện thoại / Tel : …….(25)
2. Nội dung bàn giao: (26)
STT . | NỘI DUNG BÀN GIAO
| KIỂM TRA SƠ BỘ
| GHI CHÚ
| |
Theo Thiết kế
| Theo thực tế
| |||
ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ THI CÔNG
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN TƯ VẤN THIẾT KẾ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
4. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền ngày lập biên bản
(2): Điền số công trình
(3): Điền tên công trình
(4): Điền địa điểm công trình
(5): Điền số hợp đồng
(6): Điền đại diện bên chủ đầu đủ
(7): Điền tên của người đại diện bên chủ đầu tư
(8): Điền chức vụ của người đại diện
(9): Điền địa chỉ của người đại diện
(10): Điền số điện thoại của người đại diện
(11): Điền đại diện tư vấn giám sát
(12): Điền tên của người đại diện bên tư vấn giám
(13): Điền chức vụ của người đại diện
(14): Điền địa chỉ của người đại diện
(15): Điền số điện thoại của người đại diện
(16): Điền đại diện đơn vị thi công
(17): Điền tên của người đại diện bên đơn vị thi công
(18): Điền chức vụ của người đại diện
(19): Điền địa chỉ của người đại diện
(20): Điền số điện thoại của người đại diện
(21): Điền đơn vị tư vấn thiết kế
(22): Điền tên đại diện của bên tư vấn thiết kế
(23): Điền chức vụ của người đại diện
(24): Điền địa chỉ của người đại diện .
(25): Điền số điện thoại của người đại diện
(26): Điền nội dung bàn giao
5. Những quy định của pháp luật về mặt bằng xây dựng:
Căn cứ pháp lý:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng ( Điều 108)
– Việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư đối với dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn giải phóng mặt bằng xây dựng phải đáp ứng yêu cầu tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt hoặc quyết định của người có thẩm quyền.
– Việc bàn giao toàn bộ hoặc một phần mặt bằng xây dựng để thi công theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng.
– Bảo đảm kinh phí cho bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư (nếu có).
– Yêu cầu chung khi tổ chức mặt bằng công trường được quy định cụ thể tại Điểm 2.2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18/2014/BXD về An toàn trong xây dựng, theo đó, mặt bằng công trường cần phải tuân thủ những yêu cầu sau:
+ Xung quanh khu vực công trường phải được rào ngăn và bố trí trạm gác không cho người không có nhiệm vụ ra vào công trường. Trong trường hợp có đường giao thông công cộng chạy qua công trường, thì phải mở đường khác hoặc phải có biển báo ở hai đầu đoạn đường chạy qua công trường để các phương tiện giao thông qua lại giảm tốc độ.
+ Trên mặt bằng công trường và các khu vực thi công phải có hệ thống thoát nước đảm bảo mặt bằng thi công khô ráo, sạch sẽ. Không được để đọng nước trên mặt đường hoặc để nước chảy vào hố móng công trình. Những công trường ở gần biển, sông, suối phải có phương án phòng chống lũ lụt, sạt lở đất.
+ Các công trình phụ trợ phát sinh yếu tố độc hại phải được bố trí ở cuối hướng gió, đảm bảo khoảng cách đến nơi ở của cán bộ, người lao động trên công trường và dân cư địa phương hoặc có biện pháp ngăn ngừa độc hại theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
+ Giếng, hầm, hố trên mặt bằng và những lỗ trống trên các sàn tầng công trình phải được đậy kín đảm bảo an toàn cho người đi lại hoặc rào ngăn chắc chắn xung quanh với chiều cao tối thiểu 1 m. Đối với đường hào, hố móng nằm gần đường giao thông, phải có rào chắn cao trên 1 m, ban đêm phải có đèn báo hiệu.
+ Phải có giải pháp chuyển vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao (trên 3 m) xuống. Không được đổ vật liệu thừa, vật liệu thải từ trên cao xuống khi khu bên dưới chưa rào chắn, chưa đặt biển báo và chưa có người cảnh giới.
+ Phải có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và vật (như rào chắn, đặt biển báo, hoặc làm mái che, …) ở những vùng nguy hiểm do vật có thể rơi tự do từ trên cao xuống. Giới hạn của vùng nguy hiểm này được xác định theo Bảng 1.
+ Khu vực đang tháo dỡ ván khuôn, giàn giáo, phá dỡ công trình cũ; nơi lắp ráp các bộ phận kết cấu của công trình, nơi lắp ráp của máy móc và thiết bị lớn; khu vực có khí độc; chỗ có các đường giao thông cắt nhau phải có rào chắn hoặc biển báo, ban đêm phải có đèn báo hiệu.
Vai trò của mặt bằng nhà hàng trong việc xây dựng và thi công nội thất
Trong thiết kế và thi công nhà hàng thì mặt bằng là hình thức quan trọng nhất trong các bản vẽ. Nó cho ta biết được:
Kiến trúc nhà hàng: bố trí các phòng, lối đi lại,…
Về xây dựng: kích thước, độ dày tường,…
Bố chí, sắp xếp nội thất
Tùy thuộc vào số vốn anh/chị có thể cân nhắc việc lựa chọn mặt bằng sao cho phù hợp. Mặt bằng nhà hàng mà anh/chị chọn sẽ quyết định đến sự thành công trong quá trình kinh doanh. Khi anh/chị chọn được mặt bằng có địa điểm đẹp ở phố lớn, quy mô rộng, ở trung tâm sẽ dễ dàng thu hút khách hàng hơn ở những nơi vắng vẻ.
Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều phải đi thuê mặt bằng. Chính vì thế yêu cầu đầu tiên khi thiết kế – thi công nội thất là phải nhanh chóng, cắt giảm được tối đa chi phí. Việc thiết kế nhà hàng cần được tiến hành song song với việc xây dựng, thi công và thiết kế nội thất.
Một số lưu ý khi thiết kế mặt bằng nhà hàng
Thời gian thuê mặt bằng có hạn, do đó anh/chị nên chọn những món đồ nội thất đơn giản, dễ sử dụng, dễ thay thế và có giá thành hợp lý. Bởi thông thường khi kinh doanh nhà hàng anh/chị sẽ phải đầu tư cho việc sửa sang, nâng cấp lại nội thất cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
Xét về những tiêu chí chung khi thiết kế mặt bằng cho nhà hàng bao gồm:
– Khu vực ăn uống (chiếm 10-50% không gian)
– Không gian bếp (chiếm khoảng 30% không gian)
– Các công trình phụ (diện tích còn lại)