Quyền tố cáo của công dân được thực hiện thông qua đơn tố cáo, tuy nhiên trong một số trường hợp vì một lý do nào đó mà người tố cáo muốn rút đơn tố cáo của mình thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố cáo đó phải lập biên bản ghi nhận việc rút tố cáo đó.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo là gì?
Mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo là văn bản do cơ quan, tổ chức lập ra để ghi chép về việc ghi nhận rút tố cáo của cá nhân, tổ chức đã nộp đơn.
Mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo được dùng để ghi chép về việc ghi nhận việc rút tố cáo.
Xử lý tố cáo trong trường hợp người tố cáo rút tố cáo ( Điều 6 Thông tư 06/2013/TT- BTP)
– Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo và xét thấy việc rút tố cáo là có căn cứ thì người giải quyết tố cáo không xem xét, giải quyết nội dung tố cáo đó. Trong trường hợp xét thấy hành vi vi phạm pháp luật vẫn chưa được phát hiện và xử lý thì người giải quyết tố cáo vẫn xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng việc rút tố cáo do người tố cáo bị đe dọa, ép buộc thì người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người tố cáo, xử lý nghiêm đối với người đe dọa, ép buộc người tố cáo, đồng thời phải xem xét, giải quyết tố cáo theo quy định của pháp luật.
– Trong trường hợp người tố cáo xin rút nội dung tố cáo nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật, trốn tránh trách nhiệm hoặc vì vụ lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, người tố cáo sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu biên bản ghi nhận việc rút tố cáo:
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC
CHỦ QUẢN (1)
TÊN CƠ QUAN, TỔ CHỨC (2)
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
.(3)…., ngày … tháng … năm …
BIÊN BẢN
Ghi nhận việc rút tố cáo
Vào hồi… giờ … ngày … tháng … năm …….., tại ……………………(3)
Tôi là …..(4) đã làm việc trực tiếp với ……………..(5) về việc đề nghị rút nội dung tố cáo. Ông (bà) ….(5) đề nghị với ……..(6) cho rút ……..(7)………………..
Buổi làm việc kết thúc hồi ……. giờ …… phút cùng ngày (hoặc ngày ……./…/….) ………
Biên bản này đã được đọc cho người rút tố cáo nghe và xác nhận dưới đây.
Biên bản được lập thành … bản và giao cho …(5) 01 bản./.
NGƯỜI RÚT TỐ CÁO (5)
(Chữ ký hoặc điểm chỉ)
Họ và tên
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN (4)
(Chữ ký)
Họ và tên
3. Hướng dẫn soạn thảo:
(1): Điền tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2): Điền tên cơ quan, tổ chức người lập biên bản công tác.
(3): Điền địa danh.
(4): Điền họ và tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, tổ chức của người lập biên bản ghi nhận việc rút tố cáo.
(5): Điền họ và tên của người rút tố cáo hoặc người đại diện.
(6): Điền chức vụ, chức danh của người giải quyết tố cáo.
(7) : Điền ghi rõ từng nội dung tố cáo được rút hoặc rút toàn bộ nội dung tố cáo trong đơn tố cáo ngày …tháng…năm.…
4. Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo đối vớ hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
– Việc tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện như đối với tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trừ trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay.
– Đối với tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì việc giải quyết tố cáo được thực hiện theo trình tự: Người có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo; trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thuộc lĩnh vực mà mình quản lý, người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo, áp dụng các biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có); việc xác minh, kiểm tra thông tin về người tố cáo được thực hiện trong trường hợp người giải quyết tố cáo thấy cần thiết cho quá trình xử lý hành vi bị tố cáo.
Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực:
Việc xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực cũng được thực hiện như xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, trừ trường hợp tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực có nội dung rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì người tiếp nhận tố cáo phải trực tiếp tiến hành hoặc báo cáo người có thẩm quyền giải quyết tố cáo tiến hành ngay việc xác minh nội dung tố cáo để người có thẩm quyền tiến hành hoặc đề nghị xử lý hành vi vi phạm đó.
Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết đối với những vụ việc có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể để xử lý nhanh chóng và ngăn chặn kịp thời hành vi vi phạm được thực hiện một cách rút gọn, đơn giản, đảm bảo phù hợp với tính chất, yêu cầu xử lý kịp thời đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo:
– Việc quyết định xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực được thực hiện như đối với việc xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ như đã nêu trên. Tuy nhiên, đối với trường hợp nội dung tố cáo rõ ràng, chứng cứ cụ thể, có cơ sở để xử lý ngay thì sau khi xác minh nội dung tố cáo, áp dụng biện pháp cần thiết để đình chỉ hành vi vi phạm và kịp thời lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật (nếu có) thì người giải quyết tố cáo ra quyết định xử lý hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu:
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý;
– Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cấp đơn vị trực thuộc như sau:
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại
– Khi nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết , trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Trưởng Phòng Thanh tra – Pháp chế phải kiểm tra, xác minh họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại và đề xuất Hiệu trưởng quyết định việc thụ lý hay không thụ lý giải quyết khiếu nại, đồng thời
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại
– Trong thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo quy định tại Điều 28, Luật Khiếu nại
– Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm. Nếu khiếu nại đúng, ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;
Tiến hành xác minh nội dung khiếu nại theo Điều 29, Luật Khiếu nại.
Bước 3: Tổ chức đối thoại
Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau, Trường Đại học Tân trào tổ chức đối thoại với người khiếu nại, người bị khiếu nại theo Điều 30, Luật Khiếu nại.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trên cơ sở kết quả xác minh, đối thoại ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu theo Điều 31, Luật Khiếu nại.
Bước 5: Gửi quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, các đơn vị, cá nhân liên quan.
Bước 6: Lập, quản lý và sử dụng hồ sơ giải quyết khiếu nại
Việc lập, quản lý, sử dụng hồ sơ giải quyết khiếu nại theo đúng quy định tại Điều 34, Luật Khiếu nại.
Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại lần hai
– Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;
Bước 1: Tiếp nhận, xử lý thông tin khiếu nại lần hai
– Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật Khiếu nại
Bước 2: Xác minh nội dung khiếu nại lần hai
Việc xác minh thực hiện theo quy định tại các Khoản 2, 3 và 4 Điều 29, Luật Khiếu nại.
Bước 3: Tổ chức đối thoại lần hai
Việc tổ chức đối thoại lần hai thực hiện theo quy định tại Điều 30, Luật Khiếu nại.
Bước 4: Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai theo Điều 40, Luật Khiếu nại.
Bước 5: Gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại lần hai
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại, gửi quyết định giải quyết khiếu nại cho người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền chuyển khiếu nại đến;
Bước 6: Lập, quản lý và sử dụng hồ sơ giải quyết khiếu nại lần hai
Việc giải quyết khiếu nại lần hai phải được lập hồ sơ theo quy định tại Điều 34, Luật Khiếu nại, kèm theo ý kiến bằng văn bản của hội đồng tư vấn (nếu có).