Các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động xây dựng công trình, hạng mục công trình.. có những hành vi vi phạm về xây dựng sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật. Việc xử phạt các hành vi này cần có biên bản vi phạm về xây dựng nhằm kiểm tra việc vi phạm và đưa ra các biện pháp xử phạt.
Mục lục bài viết
1. Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng là gì, mục đích của mẫu đơn?
Biên bản vi phạm về xây dựng là văn bản được lập ra khi có sự vi phạm về xây dựng của cá nhân, tổ chức với nội dung nêu rõ nội dung thông tin lý lịch của người, bộ phận lập biên bản, lý lịch của người vi phạm, biện pháp xử lý vi phạm đối với người vi phạm xây dựng.
Mục đích của mẫu biên bản vi phạm về xây dựng: khi các cá nhân, tổ chức vi phạm về xây dựng thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, ủy ban nhân dân quận, huyện sẽ thực hiện việc lập biên bản đối với hành vi vi phạm. Biên bản nhằm ghi nhận quá trình, nội dung làm việc của các bên.
2. Mẫu biên bản vi phạm về xây dựng:
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN: ……..
ỦY BAN NHÂN DÂN ————-
PHƯỜNG (XÃ) ……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
……………, ngày …… tháng …..năm ……….
BIÊN BẢN VI PHẠM VỀ XÂY DỰNG
Hôm nay, lúc …. giờ … ngày …. tháng …. năm …..
Chúng tôi gồm:
Họ tên: ……….. Chức vụ: ……. (Cảnh sát khu vực…) ………..…..
Đại diện cho UBND phường …………..
Với sự chứng kiến của Ông (Bà): ………
Thường trú tại: ………………
Đại diện tổ dân phố: ……………
Tiến hành lập biên bản vi phạm về xây dựng, đối với hộ Ông (Bà): …………
Thường trú tại: …………
Đã vi phạm về xây dựng lần thứ …………….. (xây dựng không có giấy phép, sai nội dung giấy phép, lần chiếm lộ giới….)
BIỆN PHÁP XỬ LÝ:
Ông (bà) ……………………….. phải ngừng ngay việc xây dựng.
Biên bản được lập thành 2 bản, giao cho người vi phạm 1 bản và đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên.
NGƯỜI VI PHẠM XÂY DỰNG
(Ký tên)
ĐẠI DIỆN BỘ PHẬN LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên)
3. Hướng dẫn soạn thảo biên bản:
Người viết biên bản phải ghi rõ ngày tháng năm thực hiện hợp đồng. Thành phần tham gia bao gồm cảnh sát khu vực đại diện cho ủy ban nhân dân phường, đại diện tổ dân phố và người có hành vi vi phạm. Thông tin của thành phần tham gia cần ghi rõ tên, hành vi vi phạm. Cuối cùng là biện pháp xử lý đưa ra đối với người vi phạm. Biên bản được lập thành 2 bản, giao cho người vi phạm 1 bản và đọc lại cho mọi người cùng nghe công nhận là đúng và cùng ký tên. Việc ký tên vào biên bản là bắt buộc và xác nhận giữa bên vi phạm và bên lập biên bản, biên bản sau khi ký tên sẽ không thể sửa đổi.
4. Đối tượng, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả:
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định Đối tượng áp dụng về xử lý vi phạm hành chính về xây dựng như sau:
– Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
– Người có thẩm quyền lập
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt:
1. Hình thức xử phạt chính:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ năng lực, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 03 tháng đến 24 tháng;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
– Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
– Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
– Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả được quy định cụ thể như sau:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
– Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường;
– Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm;
– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
– Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng;
– Những biện pháp khác được quy định cụ thể tại Nghị định này.
5. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương VI Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân bằng 1/2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều này được quy định như sau:
– Thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động xây dựng (trừ Điều 9, Điều 10, Điều 19, Điều 20, Điều 21 Nghị định này) và các hành vi quy định tại khoản 2 Điều 41, điểm b khoản 4 Điều 44, điểm a khoản 2 Điều 45, khoản 1 Điều 47, điểm a khoản 2 Điều 48, điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 55, khoản 3 Điều 57, điểm b khoản 1, điểm c, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 2 Điều 63 được tính từ ngày bàn giao công trình, hạng mục công trình theo quy định;
Đối với nhà ở riêng lẻ, thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm là ngày hoàn thành công trình được ghi
– Các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 44, điểm đ, điểm g khoản 2 Điều 47, khoản 1 Điều 48, khoản 1 Điều 53, điểm d khoản 1, điểm đ khoản 3 Điều 55, điểm b khoản 1 Điều 58, điểm c khoản 2 Điều 59, điểm a khoản 1 Điều 60, điểm b, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 61, điểm a khoản 1 Điều 63, điểm c khoản 5 Điều 64, điểm d khoản 1 Điều 67, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 68, điểm d khoản 2 Điều 69 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ thời điểm đã thực hiện xong các hoạt động của hành vi vi phạm đó;
– Các hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều 44, khoản 2 Điều 46, điểm a khoản 2 Điều 47, điểm b khoản 1 Điều 55, điểm c, điểm đ khoản 1, điểm a, điểm b khoản 2, điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 3, điểm a, điểm b khoản 4 Điều 58, điểm b, điểm đ khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 59, điểm a, điểm b khoản 1, khoản 3, khoản 4, điểm a, điểm b khoản 5 Điều 64, điểm b, điểm h khoản 2 Điều 67, điểm a khoản 1 Điều 68 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày các bên thực hiện xong các nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc văn bản giao dịch đã ký kết hoặc ngày thanh lý hợp đồng;
– Các hành vi quy định tại khoản 1 Điều 46, điểm a khoản 1 Điều 49, khoản 1 Điều 50, điểm a khoản 1 Điều 51, điểm a khoản 2 Điều 53 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày phải định kỳ thực hiện công việc định kỳ kiểm tra, đánh giá theo quy định;
– Các hành vi quy định tại điểm c khoản 3 Điều 58, khoản 3 Điều 63 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày dự án đầu tư phải hoàn thành ghi trong quyết định đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc quyết định gia hạn tiến độ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 63 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày dự án xây dựng nhà ở có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan có thẩm quyền;
– Hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 67 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày bàn giao đầy đủ kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư;
– Các hành vi quy định tại điểm e khoản 2, điểm d khoản 3 Điều 67, điểm c, điểm d khoản 1 Điều 69 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày Ban quản trị gửi văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì; hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều 67 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày bàn giao hồ sơ nhà chung cư theo quy định; hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày ban quản trị có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu chủ đầu tư phải bàn giao hồ sơ;
– Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 45 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày phê duyệt kế hoạch cấp nước;
– Các hành vi quy định tại điểm a, điểm d khoản 1, điểm b, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 61, khoản 1 Điều 62 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học theo quy định;
– Hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 44 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày bàn giao thiết bị đưa vào sử dụng; hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày hoàn thành việc sửa chữa, thay thế, lắp đặt mới nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng;
– Hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày khởi công công trình;
– Hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều 63 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày phương án tái định cư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 67 thì thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm được tính từ ngày gửi kinh phí bảo trì theo quy định;
– Các hành vi vi phạm về xây dựng quy định tại nghị định này mà không thuộc trường hợp quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n khoản này thì người có thẩm quyền xử phạt căn cứ vào