Trong cuộc sống hằng ngày, việc trao đổi, giao nhận tài sản là hoạt động diễn ra rất phổ biến. Nhằm xác nhận về hoạt động giao nhận tài sản đó, các bên thường có biên bản giao nhận tài sản. Biên bản giao nhận tài sản đánh dấu sự hoàn thành của hoạt động giao nhận tài sản.
Mục lục bài viết
1. Biên bản giao nhận tài sản là gì?
Biên bản giao nhận tài sản là biên bản được lập ra giữa bên giao tài sản và bên nhận tài sản nhằm ghi nhận về hoạt động giao tài sản và hoạt động nhận tài sản. Biên bản giao nhận tài sản thường có nội dung như thông tin của các bên giao nhận tài sản, loại tài sản, số lượng, hình thái, tình trạng, khối lượng, trị giá,… của tài sản.
2. Mục đích của biên bản giao nhận tài sản:
Như trên đã nói, biên bản giao nhận tài sản nhằm mục đích chính đó chính là ghi nhận về hoạt động giao nhận tài sản, bàn giao trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản….
Trên thực tế, biên bản bàn giao tài sản được sử dụng nhằm xác nhận việc bàn giao tài sản khi:
– Hoàn thành xây dựng, mua sắm… tài sản;
– Trong hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp;
– Được người khác tặng, biếu, viện trợ, nhận góp vốn, thuê… và đưa vào sử dụng, bảo quản tại đơn vị khác.
Biên bản bàn giao tài sản đóng vai trò quan trọng, có thể là nguồn chứng cứ khi có tranh chấp (nếu có).
3. Mẫu biên bản bàn giao tài sản và hướng dẫn soạn thảo:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————-
BIÊN BẢN BÀN GIAO TÀI SẢN
Hôm nay, ngày…/…../….., tại…..
Chúng tôi gồm:
I. Bên giao:
Ông/Bà: ……
Chức danh:… Bộ phận: ……
II. Bên nhận:
Ông/Bà: …
Chức danh:…. Bộ phận: …
III. Nội dung bàn giao
Vì lý do …… nên bên ………. đã tiến hành bàn giao tài sản cho bên …… tại: …… theo bảng thống kê chi tiết sau:
STT | Tên tài sản | Đơn vị | Số lượng | Tình trạng | Thành tiền | Chữ ký nhận |
Bên giao cam đoan rằng toàn bộ tài sản đã được bàn giao đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng. Kể từ ngày ………………… số tài sản trên sẽ do bên ………………………. chịu trách nhiệm quản lý..
Biên bản được lập thành 03 bản, mỗi bên giữ một bản./.
Bên giao Bên nhận Bên làm chứng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết biên bản giao nhận tài sản:
– Nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao và lập biên bản;
– Cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận như tên gọi, chức vụ của họ;
– Ghi đầy đủ, rõ ràng, những thông tin quan trọng của tài sản giao nhận như tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…được thống kê trong bản
– Nêu cụ thể điều kiện, trách nhiệm và cam kết đối với tài sản sau khi bàn giao…của các bên
– Chữ ký của cả hai bên (nếu cần thiết có thể có cả chữ ký của người làm chứng).
4. Một số quy định về giao nhận tài sản trong một số lĩnh vực:
Giao nhận tài sản theo
Tại
“Điều 435. Địa điểm giao tài sản
Địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 277 của Bộ luật này.”
Cụ thể Điều 277 quy định về trường hợp hai bên không thỏa thuận về trường hợp giao nhận tài sản như sau:
“2. Trường hợp không có thỏa thuận thì địa điểm thực hiện nghĩa vụ được xác định như sau:
a) Nơi có bất động sản, nếu đối tượng của nghĩa vụ là bất động sản;
b) Nơi cư trú hoặc trụ sở của bên có quyền, nếu đối tượng của nghĩa vụ không phải là bất động sản.
Khi bên có quyền thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở thì phải báo cho bên có nghĩa vụ và phải chịu chi phí tăng lên do việc thay đổi nơi cư trú hoặc trụ sở, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
“Điều 436. Phương thức giao tài sản
1. Tài sản được giao theo phương thức do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì tài sản do bên bán giao một lần và trực tiếp cho bên mua.
2. Trường hợp theo thỏa thuận, bên bán giao tài sản cho bên mua thành nhiều lần mà bên bán thực hiện không đúng nghĩa vụ ở một lần nhất định thì bên mua có thể hủy bỏ phần hợp đồng liên quan đến lần vi phạm đó và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”
Tại các Điều 437 đến Điều 439 của
Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.( Khoản 2 Điều 440)
Điều 441 quy định về thời điểm chịu rủi ro của các bên như sau:
– Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên mua chịu rủi ro đối với tài sản kể từ thời điểm nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
– Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Chi phí vận chuyển và chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. (Khoản 1 Điều 442)
Giao nhận tài sản trong mua sắm công
Trong hoạt động mua sắm tài sản dùng trong lĩnh vực công thì trong Nghị định số 151/ 2017/NĐ- CP quy định như sau:
“Điều 80. Bàn giao, tiếp nhận tài sản
1. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức thỏa thuận khung, việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa nhà thầu cung cấp tài sản và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản theo hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết.
2. Trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp, căn cứ hợp đồng mua sắm tài sản đã ký kết, đơn vị mua sắm tập trung thông báo kế hoạch và thời gian bàn giao tài sản cho cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản chậm nhất là 15 ngày trước ngày bàn giao.
Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản được thực hiện giữa ba bên (nhà thầu cung cấp tài sản, đơn vị mua sắm tập trung và cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản). Địa điểm bàn giao, tiếp nhận tài sản cần phải thuận lợi cho cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng tài sản và thực hiện tiết kiệm chi phí khi bàn giao, tiếp nhận tài sản.
3. Việc bàn giao, tiếp nhận tài sản phải lập thành
a) Hợp đồng mua sắm tài sản: 01 bản chính;
b)
c) Phiếu bảo hành: 01 bản chính;
d) Hồ sơ kỹ thuật, tài liệu hướng dẫn sử dụng: 01 bản chính;
đ) Các tài liệu khác có liên quan (nếu có): 01 bản sao.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản có trách nhiệm tiếp nhận, kế toán, quản lý, sử dụng tài sản được trang bị theo quy định của pháp luật về kế toán, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định này.”
Như vậy, theo quy định của Khoản 3 thì hoạt động lập biên bản giao nhận cũng là hoạt động bắt buộc. Biên bản được ban hành kèm theo Nghị định này như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
BIÊN BẢN NGHIỆM THU, BÀN GIAO, TIẾP NHẬN TÀI SẢN
Căn cứ
Căn cứ Thỏa thuận khung số…. ký ngày… tháng… năm giữa (tên nhà thầu cung cấp tài sản) và (tên đơn vị mua sắm tập trung)1;
Căn cứ Hợp đồng mua sắm tài sản số ……… ký ngày… tháng… năm ….. giữa (tên đơn vị mua sắm tập trung) và (tên nhà thầu cung cấp tài sản);
Hôm nay, ngày… tháng… năm ….., tại ………., chúng tôi gồm có:
I. Đại diện nhà thầu cung cấp tài sản (bên giao):
Ông (Bà): … Chức vụ: ……
Ông (Bà): … Chức vụ: …….
II. Đại diện đơn vị mua sắm tập trung2:
Ông (Bà): ……Chức vụ: …….
Ông (Bà): …. Chức vụ: …….
III. Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp sử dụng tài sản (bên nhận):
Ông (Bà): …… Chức vụ: ……
Ông (Bà): …… Chức vụ: ……
Thống nhất thực hiện nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận tài sản như sau:
- Tài sản thực hiện bàn giao, tiếp nhận:
TT | Tên tài sản | Đơn vị tính | Số lượng | Giá mua (đồng) | Thành tiền (đồng) | Hiện trạng tài sản bàn giao |
1 | ||||||
2 | ||||||
… | ||||||
… | Cộng: |
- Các hồ sơ về tài sản bàn giao, tiếp nhận:……
- Ý kiến của các bên giao, bên nhận (nếu có):…
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU CUNG CẤP TÀI SẢN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ MUA SẮM TẬP TRUNG(2) (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) | ĐẠI DIỆN CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP SỬ DỤNG TÀI SẢN (Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu) |
1. Được áp dụng trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký thỏa thuận khung.
2. Được áp dụng trong trường hợp mua sắm tập trung theo cách thức ký hợp đồng trực tiếp.