Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là gì? Quy định của pháp luật về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản?
Bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với toàn xã hội. Hiện nay, vấn nạn khai thác rừng, lâm sản đang ngày càng gia tăng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Để ngăn chặn tình trạng này cũng như có các chế tài xử lý đối với những tội phạm vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, hệ thống pháp luật Việt Nam đã quy định cụ thể rõ vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là gì?
Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản là tội phạm vi phạm các quy định của pháp luật các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015
2. Quy định về tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:
Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản được quy định tại Điều 232 Bộ luật hình sự 2015.
Các yếu tố cấu thành tội phạm của tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:
2.1. Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội phạm có thể là một trong các hành vi sau:
+ Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
+ Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
+ Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 07 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 05 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
+ Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 03 mét khối (m3) đến dưới 08 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
+ Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 1,5 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 0,5 mét khối (m3) đến dưới 01 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;
+ Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng;
+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 0,3 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;
+ Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 600.000.000 đồng;
+ Khai thác, tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép gỗ hoặc thực vật rừng ngoài gỗ có khối lượng hoặc trị giá dưới mức quy định tại một trong các trường hợp kể trên nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Hành vi mà người phạm tội thực hiện không thuộc trường hợp phạm tội hủy hoại rừng theo Điều 243 BLHS.
2.2. Mặt khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm chế độ quản lí nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản.
Theo quy định của pháp luật hiện hành: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Lâm sản là sản phẩm thực vật, động vật và các bộ phận, dẫn xuất của chúng có nguồn gốc khai thác từ rừng (kể cả động vật thủy sinh có nguồn gốc bản địa hoặc không có nguồn gốc bản địa nhưng được cơ quan có thẩm quyền cho phép nuôi, thả tại các ao, hồ, sông, suối, suối trong rừng)”.
2.3. Mặt chủ quan của tội phạm:
+ Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.
+ Chủ thể: Chủ thể thực hiện tội phạm có thể là cá nhân đủ năng lực trách nhiệm hình sự hoặc có thể là pháp nhân.
+ Hậu quả: là những thiệt hại về mặt vật chất như số lượng gỗ khai thác trái phép, diện tích rừng, đất trồng rừng bị phá hủy, lấn chiếm .v.v. Ngoài ra còn gây ra những hậu quả khác như xâm phạm tới trật tự quản lí kinh tế của nhà nước về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
3. Hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản:
3.1. Đối với cá nhân:
+ Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
+ Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng, hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:
– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 30 mét khối (m3) đến dưới 50 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 30 mét khối (m3) đến dưới 60 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên từ 15 mét khối (m3) đến dưới 30 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 10 mét khối (m3) đến dưới 20 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên từ 08 mét khối (m3) đến dưới 15 mét khối (m3) gỗ loài thực vật thông thường từ 03 mét khối (m3) đến dưới 10 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 400.000.000 đồng;
– Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 02 mét khối (m3) đến dưới 04 mét khối (m3) tại rừng sản xuất, từ 1,5 mét khối (m3) đến dưới 03 mét khối (m3) tại rừng phòng hộ hoặc từ 01 mét khối (m3) đến dưới 02 mét khối (m3) tại rừng đặc dụng;
– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng;
– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép từ 03 mét khối (m3) đến dưới 06 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 20 mét khối (m3) đến dưới 40 mét khối (m3) gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; từ 40 mét khối (m3) đến dưới 80 mét khối (m3) gỗ loài thực vật rừng thông thường;
– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá từ 600.000.000 đồng đến dưới 1.200.000.000 đồng;
– Có tổ chức;
– Mua bán, vận chuyển qua biên giới;
– Tái phạm nguy hiểm.
+ Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung tăng nặng sau:
– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng trồng từ 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 50 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng sản xuất là rừng tự nhiên 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông hoặc 30 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng trồng từ 60 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng phòng hộ là rừng tự nhiên 30 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng trồng 40 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 20 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái phép rừng đặc dụng là rừng tự nhiên 15 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật thông thường hoặc 10 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA;
– Khai thác trái thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA trị giá từ 200.000.000 đồng trở lên; thực vật rừng thông thường ngoài gỗ trị giá 400.000.000 đồng trở lên;
– Khai thác trái phép gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA 04 mét khối (m3) trở lên tại rừng sản xuất, 03 mét khối (m3) trở lên tại rừng phòng hộ hoặc 02 mét khối (m3) trở lên tại rừng đặc dụng;
– Khai thác trái phép thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA trị giá 120.000.000 đồng trở lên;
– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép 06 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 40 mét khối (m3) trở lên gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA hoặc gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; 80 mét khối (m3) trở lên gỗ loài thực vật rừng thông thường;
– Tàng trữ, vận chuyển, chế biến hoặc mua bán trái phép loài thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 1.200.000.000 đồng trở lên;
Người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
3.2. Đối với pháp nhân thương mại phạm tội:
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 232, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tịa khoản 2 Điều 232, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
– Phạm tội thuộc trường hợp quy định tịa khoản 3 Điều 232, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 năm;