Khi các nhân có tranh chấp về quyền sử dụng đất thì phải làm đơn khỏi kiện ra Tòa để được giải quyết và đồng thời đảm bảo những quyền lợi vốn có. Vậy đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất đai là gì?
Mục lục bài viết
1. Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất là gì?
Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất là mẫu đơn hành chính do các cá nhân có tranh chấp về quyền sử dụng đất gửi cho Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyền giải quyết tranh chấp.
Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sửa dụng đất là văn bản ghi chép lại những thông tin của các cá nhân có tranh chấp và nội dung của vụ việc tranh chấp cùng lời đề nghị Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết đảm bảo quyền ợi và nghĩa vụ giữa các bên.
Đồng thời, Đơn khởi kiện tranh chấp quyền sửa dụng đất còn là căn cứ để Tòa án xem xét và giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất theo trình tự, thủ tục mà Pháp luật quy định.
2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập -Tự do -Hạnh phúc
…(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
V/v: Tranh chấp quyền sử dụng đất
Kính gửi: Tòa án nhân dân (2)…
Họ và tên người khởi kiện: (3)…
Địa chỉ: (4)
Họ và tên người có quyền và lợi ích được bảo vệ (nếu có) (5)…
Địa chỉ: (6) ……
Họ và tên người bị kiện: (7) ……
Địa chỉ: (8)
Họ và tên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…
Địa chỉ: (10)
NỘI DUNG KHỞI KIỆN
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây đối với bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (11)……
Họ và tên người làm chứng (nếu có) (12)……
Địa chỉ: (13) …
Những tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)
1……
2……
(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án) (15) ……
Người khởi kiện (16)
(ký và ghi rõ họ tên)
3. Hướng dẫn viết đơn khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Thành phố Hà Nội, ngày….. tháng ….. năm……).
(2) Ghi tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Tòa án đó.
(3) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi họ và tên; nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện đó.
(4) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú (ví dụ: Nguyễn Văn A, trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H); nếu người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó (ví dụ: Công ty TNHH Hin Sen có trụ sở: Số 20 phố LTK, quận HK, thành phố H).
(5), (7) và (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8) và (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết đối với bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
(12) và (13) Ghi họ và tên, địa chỉ nơi người làm chứng cư trú (thôn, xã, huyện, tỉnh), nếu là nơi làm việc, thì ghi địa chỉ nơi người đó làm việc (ví dụ: Nguyễn Văn A, công tác tại Công ty B, trụ sở làm việc tại số …phố…quận…TP Hà Nội).
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu gì và phải đánh số thứ tự (ví dụ: các tài liệu kèm theo đơn gồm có: bản sao
(15) Ghi những thông tin mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án (ví dụ: Người khởi kiện thông báo cho Toà án biết khi xảy ra tranh chấp một trong các đương sự đã đi nước ngoài chữa bệnh…).
(16) Nếu người khởi kiện là cá nhân, thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó; nếu là cơ quan tổ chức khởi kiện, thì người đại điện hợp pháp của cơ quan, tổ chức khởi kiện ký tên, ghi rõ họ tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.
Người làm đơn cần phải cam kết những thông tin và sự việc mà mình trình bày phải hoàn toàn đúng sự thật , nếu sai thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
4. Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất:
Theo quy định của Luật Đất Đai thì ta có thể hiểu Quyền sử dụng đất là quyền tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phát sinh trên cơ sở quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc từ các giao dịch nhận chuyển quyền sử dụng đất.
Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt quyền sử dụng đất phải tuân thủ các điều kiện, thủ tục do pháp luật quy định.
Và khi có tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất thì sẽ được giải quyết theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định
Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án là việc quan trọng. Các cá nhân có tranh chấp sẽ xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết và xét xử trong mỗi vụ án được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
– Xác đinh vụ việc có thuộc 1 trong các loại việc theo quy định.
– Xác định vụ việc có đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
– Việc xác định được thời hiệu để khởi kiện, đánh giá về việc những người khởi kiện có còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không.
=> Như vậy có thể thấy răng Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng là Tòa án nơi có bất động sản( mảnh đất)
Bước 2: Thu thập tài liệu, chứng cứ chuẩn bị khởi kiện
Thu thập chứng cứ để xác định các điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp về các quyền sử dụng đất, chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và có lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng. Khi thu thập đầy đủ những chứng cứ sẽ giúp Tòa án dễ dàng giải quyết tranh chấp.
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đa
Hồ sơ khởi kiện để nguyên đơn nộp cho cơ quan Tòa án khi khởi kiện vụ án và các vấn đề khác liên quan. Nội dung cụ thể của hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ như sau:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định pháp luật Đất đai;
– Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
– Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất
– Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
– Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. bản án, quyết định của Tòa án… ( Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;
– Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đấy, sổ địa chính;
– Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…
–
– Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án, bao gồm các hình thức như:
– Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án. Các cá nhân nộp đơn khỏi kiên nên nộp đơn khỏi kiện trực tiếp để tránh việc thất lạc cũng như sẽ rút ngắn thòi gian tiếp nhận hồ sơ của tòa án.
– Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện và vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
– Hòa giải tại Tòa án;
– Viết Bản tự khai;
– Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và các vấn đề khác liên quan. Các bên sẽ cần phải có mặt đầy đủ trừ trường hợp sự kiện bất khả kháng ở những phiên Tòa để được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của bản thân.