Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Molestation of a person under 16) là gì? Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tiếng Anh là gì? Quy định của Bộ luật Hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi?
Trẻ em hiện nay được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, tuy nhiên, hiện nay bên cạnh tình trạng lạm dung sức lao động, ngược đãi, hành hạ, bắt cóc, mua bán trẻ em …. thì tình trạng phạm tội xâm phạm tình dục trẻ em cũng là vấn đề đáng báo động và là thách thức đối với toàn thế giới. Hiện nay,
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán
– Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSNDTC- TANDTC- BCA- BTP- BLĐTBXH ngày 21/12/2018 của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao-
Mục lục bài viết
1. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là gì?
Từ quy định của Bộ luật hình sự thì có thể hiểu Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là hành vi xâm phạm tình dục đối với người dưới 16 tuổi nhưng không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.
2. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tiếng Anh là gì?
Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi tiếng Anh là: “Molestation of a person under 16”
3. Quy định của Bộ luật Hình sự về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:
“Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
3.1. Khách thể tội phạm
Khách thể của tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được tôn trọng danh sự, nhân phẩm, quyền được phát triển bình thường về tình dục của người dưới 16 tuổi.
Tại Bộ luật Hình sự năm 2015 sử dụng thuật ngữ “người dưới 16 tuổi” mà không còn sử dụng thuật ngữ “trẻ em” như trong
Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT- VKSNDTC- TANDTC- BCA- BTP- BLĐTBXH ngày 21/12/2018 của Việt Kiểm sát nhân dân tối cao- Tòa án nhân dân tối cao- Bộ công an- Bộ tư pháp- Bộ lao động thương binh và xã hội, thì việc các định tuổi của bị hại thì xác định theo ngày, tháng, năm, sinh theo Giấy chứng sinh, giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, sổ hộ khẩu, hộ chiếu. Nếu không xác định được thì áp dụng theo Điều 417
3.2. Mặt khách quan của tội phạm
Tại Điều 146 Bộ luật hình sự chỉ ghi hành vi phạm tội là hành vi dâm ô mà không giải thích rõ hành vi đó là hành vi nào.
Tại Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của Bộ luật Hình sự, hướng dẫn giải quyết các vướng mắc trong thực tiễn xét xử và việc tổ chức xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi hướng dẫn về hành vi dâm ô như sau:
“Dâm ô quy định tại khoản 1 Điều 146 của Bộ luật Hình sự là hành vi của những người cùng giới tính hoặc khác giới tính tiếp xúc về thể chất trực tiếp hoặc gián tiếp qua lớp quần áo vào bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác trên cơ thể của người dưới 16 tuổi có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục, gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Dùng bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi;
b) Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: tay, chân, miệng, lưỡi…) tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
c) Dùng dụng cụ tình dục tiếp xúc (ví dụ: đụng chạm, cọ xát, chà xát…) với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của người dưới 16 tuổi;
d) Dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi dùng bộ phận khác trên cơ thể của họ tiếp xúc (ví dụ: vuốt ve, sờ, bóp, cấu véo, hôn, liếm…) với bộ phận nhạy cảm của người phạm tội hoặc của người khác;
đ) Các hành vi khác có tính chất tình dục nhưng không nhằm quan hệ tình dục (ví dụ: hôn vào miệng, cổ, tai, gáy… của người dưới 16 tuổi).”
(Khoản 3 Điều 3)
Các hành vi trên không nhằm mục đích giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác. Để xác định được “Mục đích giao cấu” hay “thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác” thì chúng ta cũng sẽ dựa trên hướng dẫn tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 của Nghị quyết số 06/2019/ NQ- HĐTP.
Dù trực tiếp hoặc không trực tiếp tác động vào thân thể trẻ em thì hành vi dâm ô đều gây hậu quả xấu đối với trẻ em, việc tiếp xúc hoặc thực hiện các hoạt động liên quan đến tình dục sớm sẽ gây những chấn thương về tâm lý.
Trong quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, chỉ quy định về hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi chứ không quy định thủ đoạn phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong mặt khách quan của tội phạm như một số tội phạm khác, tức không quan tâm đến việc có sự đồng tình hay trái ý muốn của người dưới 16 tuổi, vì dù sao đó chính là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Khi thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi, người phạm tội có thể sử dụng nhiều thủ đạn khác nhau như dùng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực khống chế người dưới 16 tuổi tham gia thực hiện hành vi dâm ô, việc sử dụng thủ đoạn chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt.
3.3. Mặt chủ quan của tội phạm
Lỗi của người phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội đối với người dưới 16 tuổi là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của người phạm tội hoặc kích thích, khơi gợi nhu cầu tình dục của người dưới 16 tuổi. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi đã thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, là hành vi xâm hại tình dục không phải là hành vi giao cấu hoặc hành vi quan hệ tình dục khác.
Mục đích của người thực hiện hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục của mình hoặc kích thích, khêu gợi nhu cầu tình dục của chính mình hoặc của người dưới 16 tuổi
3.4. Chủ thể của tội phạm
Chủ thể thực hiện tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi là người có năng lực trách nhiệm hình sự và trên 18 tuổi. Tức họ là người có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi và từ đủ 18 tuổi trở lên. Chủ thể thực hiện hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi mà dưới 18 tuổi thì không cấu thành tội dâm ô với người dưới 16 tuổi.
3.5. Dấu hiệu định khung tăng nặng
Phạm tội có tổ chức, được hiểu là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Tất cả những người đồng phạm đều bị áo dụng tình tiết tăng nặng định khung này. Trong vụ đồng phạm dâm ô, người thực hành không nhất thiết phải là người dâm ô với nạn nhân. Những người không thực hiện hành vi dâm ô (chỉ giữ tay, chân,…) để cho người khác thực hiện thì có là người thực hành.
Phạm tội 02 lần trở lên được hiểu là người phạm tội đủ 18 tuổi trở lên thực hiện hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi từ hai lần trở lên, mỗi lần đều đủ yếu tố cấu hành tội, các lần phạm tội dâm ô chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiêm hình sự, chưa bị các cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý.
Phạm tội với 02 người trở lên tức người phạm tội ở cùng một thời điểm phạm tội đã có hành vi dâm ô đối với từ 02 người dưới 16 tuổi trở lên.
Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh. Đối với trường hợp này cần xác định mối quan hệ giữa người phạm tội và người dưới 16 tuổi bị dâm ô, nghĩa vụ đối với bị hại phát sinh từ quan hệ huyết thống như bố mẹ đối với con cái, quan hệ giáo dục như thầy cô đối với học sinh,… Tại Khoản 1 Điều 5 Nghị quyết số 06/2019/NQ- HĐTP quy định về các trường hợp loại trừ xử lý hình sự như sau:
“Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người trực tiếp chăm sóc, giáo dục người dưới 10 tuổi, người bệnh, người tàn tật, có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của họ nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: cha, mẹ tắm rửa, vệ sinh cho con dưới 10 tuổi; giáo viên mầm non tắm rửa, vệ sinh cho trẻ mầm non…);
b) Người làm công việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế; người cấp cứu, sơ cứu người bị nạn có hành vi tiếp xúc với bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm, bộ phận khác của người dưới 16 tuổi nhưng không có tính chất tình dục (ví dụ: bác sĩ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân; sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn, người bị đuối nước…).”
Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%, để xác định yếu tố này dựa trên kết quả giám định thương tật của nạn nhân do Hội đồng giám định pháp y kết luận.
Tái phạm nguy hiểm được hiểu là người phạm tội đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý. Hoặc người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý. (khoản 2 Điều 53 BLHS)
3.6. Hình phạt
Hình phạt cơ bản tại Khoản 1 Điều 146 đó chính là phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Hình phạt tăng nặng tại Khoản 2 Điều 146 là phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
Hình phạt tăng nặng tại Khoản 3 Điều 146 là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Hình phạt bổ sung được quy định đó chính là người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 4 Điều 146)