Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ? Nguyên tắc bật đèn xe khi tham gia giao thông? Xử phạt hành chính khi vi phạm nguyên tắc bật đèn khi tham gia giao thông? Đang đi đường mà xe bị hỏng đèn có bị xử phạt không?
Đèn chiếu sáng trên phương tiện giao thông là công cụ không thể thiếu trên bất kỳ phương tiện nào khi tham gia lưu thông trên đường. Những ánh đèn chiếu sáng trên xe máy hay xe, ô-tô đều có đặc điểm chung là chiếu sáng tầm nhìn cho người điều khiển phương tiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển khi trời tối. Vì vậy, theo giờ quy định thì người điều khiển bắt buộc phải bật đèn xe.Trong trường hợp người điều khiển phương tiện không bật đèn khi tham gia giao thông thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Nguyên tắc hoạt động giao thông đường bộ:
Theo quy định tại điều 4 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định về nguyên tắc khi tham gia giao thông cụ thể như sau:
-Hoạt động giao thông đường bộ phải bảo đảm thông suốt, trật tự, an toàn, hiệu quả; góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường.
– Phát triển giao thông đường bộ theo quy hoạch, từng bước hiện đại và đồng bộ; gắn kết phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác.
– Quản lý hoạt động giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.
-Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
-. Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
2. Nguyên tắc bật đèn xe khi tham gia giao thông:
Theo luật giao thông đường bộ có quy định: người điều khiển phương tiện xe cơ giới khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường phải sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối, lái xe trong điều kiện trời có sương mù, thời tiết xấu gây ảnh hưởng lớn đến tầm nhìn hoặc khi đang giao trông trong hầm đường bộ.
Điều 53
“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới
1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;
d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;
h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;
i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;
k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.
3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.
5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”
Đối với cả ô tô và xe máy, hệ thống đèn chiếu phía trước đều được cấu tạo với hai chế độ là đèn pha (chiếu sáng xa) và đèn cos (chiếu sáng gần). Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng hai loại đèn này. Thậm chí có không ít trường hợp sử dụng không đúng cách, không những bị xử phạt mà còn gây nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Vậy, phải sử dụng đèn pha như thế nào cho đúng?
– Đèn cốt (cos) là đèn chiếu gần, góc chiếu thấp giúp người lái xe quan sát được tình trạng mặt đường trong phạm vi gần (tránh ổ gà, gạch đá…), sử dụng khi lái xe tốc độ chậm, trong nội thành, khu dân cư.
Độ sáng và khoảng chiếu sáng của loại đèn này được tính toán kỹ để không gây ảnh hưởng cho xe đi trước hoặc đối diện. Một số nước bắt buộc phải bật đèn xe ngay cả vào ban ngày, chính là để ở chế độ đèn cốt này.
– Đèn pha (far) là đèn chiếu xa có cường độ ánh sáng mạnh, chiếu xa hơn và tầm nhìn cao hơn, giúp người điều khiển xe thấy được chướng ngại và các biển báo từ xa.
Tuy nhiên, không phải vì thế mà các lái xe lạm dụng đèn pha chiếu xa bởi đèn pha với góc chiếu cao và cường độ mạnh sẽ làm cản trở tầm nhìn và gây khó chịu những lái xe đi ngược chiều hoặc ngay cả những lái xe đi cùng chiều ở phía trước. Chế độ đèn này thường chỉ sử dụng khi đi đường trường và cao tốc.
Trong một vài tình huống, đèn pha có thể là nguyên nhân gây tai nạn bởi lái xe đối diện không thể quan sát tình hình giao thông để phản xạ kịp thời.
Nhìn chung, trong thực trạng giao thông hiện nay, rất nhiều lái xe không thể phân biệt được đâu là chế độ đèn cốt và đâu là chế độ đèn pha. Do đó, đã xảy ra không ít trường hợp bật đèn pha khi lưu thông trong phố, gây nguy hiểm cho những người cùng tham gia giao thông. Đối với cả ô tô và xe máy, hành vi này đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Xử phạt hành chính khi vi phạm nguyên tắc bật đèn khi tham gia giao thông:
3.1 Mức xử phạt đối với ô tô
Căn cứ quy định Điểm g Khoản 3 và Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt cụ thể như sau:
“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
c) Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;;”
Theo đó, thời gian bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau. Khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn người điều khiển ô tô cũng cần phải bật đèn chiếu sáng. Tuy nhiên, người điều khiển xe không được sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.
Nếu bạn điều khiển ô tô mà không bật đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau bạn sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bạn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Thời gian bắt buộc phải bật đèn chiếu sáng là thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.
– Người điều khiển phương tiện không tuân thủ quy định trên thì bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
3.2 Mức phạt đối với xe máy
Mức phạt không bật đèn xe máy được điểm l Khoản 1 Điều 6
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
l) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn;
Từ 19h ngày hôm trước đến 05h ngày hôm sau được coi là khoảng thời gian buổi tối cho nên người điều khiển phương tiện cần phải bật đèn chiếu sáng trên xe của mình nếu không sẽ bị xử phạt hành chính từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
4. Đang đi đường mà xe bị hỏng đèn có bị xử phạt không?
Theo quy định Điều 53
Nếu người điều khiển phương tiện chứng minh được việc không bật đèn xe là do sự kiện bất khả kháng, sự kiện bất ngờ thì vẫn sẽ bị xử phạt theo đúng quy định của