Hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân phạm tội là gì? Các loại hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại tên tiếng Anh là gì? Các loại hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội theo Bộ luật hình sự?
Quyết định hình phạt là sự lựa chọn loại hình phạt và xác định mức hình phạt ( đối với loại hình phạt có các mức khác nhau trong phạm vi luật định về áp dụng đối với chủ thể chịu trách nhiệm hình sự. Quyết định hình phạt là sự thể hiện cao nhất, tập trung nhất việc áp dụng pháp luật hình sự vào đấu tranh chống tội phạm và tạo cơ sở quan trọng để đạt được mục đích hình phạt. Vậy các loại hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân phạm tội.
Căn cứ pháp lý
1. Hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân phạm tội là gì?
Căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội Điều 50 BLHS quy định căn cứ quyết định hình phạt như sau: “Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.”
2. Các loại hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại tên tiếng Anh là gì?
Các loại hình phạt đối với người phạm tội và pháp nhân thương mại tên tiếng Anh là: “Types of penalties for offenders and commercial legal entities”.
Theo quy định này, các căn cứ quyết định hình phạt bao gồm:
– Các quy định của BLHS;
– Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội;
– Nhân thân người phạm tội;
– Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng TNHS.
Các quy định của Bộ luật hình sự
Khi quyết định hình phạt,
– Các quy định trong Phần chung BLHS: Quy định về cơ sở của TNHS (khoản 1 Điều 2 BLHS)
+ Quy định về nguyên tắc xử lí đối với người phạm tội(khoản 1 Điều 3 BLHS);
+ Các quy định về hình phạt đối với người phạm tội (Điều 30 đến Điều 45 BLHS);
+ Các quy định về biện pháp tư pháp đối với người phạm tội (Điều 46 đến Điều 49 BLHS);
+ Các quy định về căn cứ quyết định hình phạt đối với người phạm tội (Điều 50 BLHS), về các tình tiết giảm nhẹ TNHS (Điều 51 BLHS), về các tình tiết tăng nặng TNHS (Điều 52 BLHS), về tái phạm, tái phạm nguy hiểm (Điều 53 BLHS);
+ Các quy định về quyết định hình phạt trong các trường hợp cụ thể (từ Điều 54 đến Điều 59 BLHS).
– Các quy định trong Phần các tội phạm Bộ luật hình sự:
Đó là các quy định về khung hình phạt chính cũng như hình phạt bổ sung cho từng tội phạm.
Việc xác định “các quy định của Bộ luật này” là căn cứ đầu tiên của quyết định hình phạt được xem như sự đảm bảo để tắc chế hiện nguyên pháp trong quyết định hình phạt đối với người phạm tội đồng thời cũng để thực hiện các nguyên tắc khác của luật hình sự, vì trong các quy định của Bộ luật hình sự: đã thể hiện đẩy đủ các nguyên tắc đó.
Từ căn cứ thứ nhất này, tòa án xác định được khung hình phạt cần áp dụng cho người phạm tội (trong trường hợp không được miễn hình phạt theo Điều 59 Bộ luật hình sự 2015).
Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
– Các khung hình phạt được xây dựng chủ yếu dựa trên tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm nhưng khi quyết định hình phạt cụ thể trong phạm vi khung hình phạt được xác định, tòa án vẫn phải cân nhắc tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Điều này đặc biệt có ý nghĩa khi quyết định hình phạt cho người phạm nhiều tội hoặc cho nhiều người phạm nhiều tội. Hình phạt cụ thể được quyết định mặc dù chỉ trong phạm vi khung hình phạt cho phép nhưng phải tương xứng với tính chất nguy hiểm của từng tội phạm trong sự so sánh với những tội phạm khác. Có như vậy mới đảm bảo được tính thống nhất trong quyết định hình phạt đối với tất cả các hành vi phạm tội.
– Cân nhắc mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt sẽ đảm bảo được tính thống nhất và sự công băng trong quyết định hình phạt đối với các trường hợp phạm tội khác nhau của cùng tội phạm. Vì quyết định hình phạt là quyết định trong phạm vi khung hình phạt cho phép nên có quan điểm cho rằng quyết định hình phạt chủ yếu căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Mức độ đó phụ thuộc trước hết vào những yêu tố sau:
– Tính chất của hành vi phạm tội như thủ đoạn, công cụ, phương tiện,
– Tính chất và mức độ của hậu quả đã gây ra hoặc đe doa gây ra;
– Mức độ lỗi như tính chất của động cơ, quyết tâm phạm tội.
– Hoàn cảnh phạm tội;
Những tình tiết về nhân thân có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội.
Nhân thân người phạm tội
– Nhân thân người phạm tội là một trong những căn cứ quan trọng, bởi lẽ đây cũng là căn cứ thể hiện nguyên tắc cá thể hóa hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Nguyên tắc này đòi hỏi tòa án khi quyết định hình phạt phải xác định loại và mức hình phạt cụ thể không chỉ tương xứng với tính chất và mức độ nguy cho xã hội của hành vi phạm tội mà còn phù hợp với những đặc hiểm điểm về nhân thân của người phạm tội để đảm bảo hình phạt đã tuyên đạt được mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội.
– Ngay trong các quy định của Bộ luật hình sự thuộc căn cứ thứ nhất, yêu cầu trên cũng đã được cụ thể hóa. Đặc biệt trong các quy định về mục đích của hình phạt, về điều kiện áp dụng các hình phạt và về quyết định hình phạt, nhiều đặc điểm nhân thân của người phạm tội được quy định là điều kiện cho phép hoặc giới hạn việc áp dụng hình phạt (như quy định của khoản 1 Điều 36: Điều 39, Điều 40 Bộ luật hình sự ..) hoặc được quy định là những tình tiết cần phải được cân nhắc khi quyết định hình phạt (như quy định của các điều 51, 52 Bộ luật hình sự…). Do một số đặc điểm nhân thân của người phạm tội cũng ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội nên việc cân nhắc tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi quyết định hình phạt cũng có nghĩa là cân nhắc những đặc điểm nhân thân đó của người phạm tội.
– Như vậy, trong căn cứ thứ nhất và căn cứ thứ hai đã chứa đựng một phần nội dung của căn cứ thứ ba. Tuy nhiên, vẫn cần thiết phải xác định nhân thân người phạm tội là căn cứ độc lập để khi quyết định hình phạt, tòa án phải cân nhắc trong tổng thể các đặc điểm nhân thân của người phạm tội liên quan đến hành vi phạm tội cũng như khả năng đạt được mục đích của hình phạt. Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội cần cân nhắc trong tổng thể là những đặc điểm nhân thân sau:
+ Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội có ảnh hưởng rất quan trọng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, điều đó phải kể đến như phạm tội lần đầu hay đã có tiến án, tiền sự, tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, phạm tội có tính chất chuyên nghiệp hay không, là người chưa đủ 18 tuổi hay đủ 18 tuổi
Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội phản ánh khả năng giáo dục họ như có thái độ tự thú hoặc hối cải, lập công chuộc tội hay có thái độ ngoan cố..:
– Những đặc điểm nhân thân của người phạm tội phản ánh hoàn cảnh đặc biệt của họ như là người bị bệnh hiểm nghèo, già yếu, phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ hoặc là người có hoàn cảnh bản thân hay gia đình đặc biệt khó khăn…
– Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự. Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng Trách nhiệm hình sự được nêu trong căn cử này là những tình tiết đã được quy định cụ thể tại Điều 51 và Điều 52 Bộ luật hình sự
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng
– Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng TNHS có thể được phân loại thành ba nhóm khác nhau:
+ Các tình tiết ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội (làm mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm xuống hoặc tăng lên đáng kể);
+ Các tình tiết phản ánh khả năng giáo dục người phạm tội;
+ Các tình tiết phản ánh hoàn cảnh đặc phạm tội.
Như vậy, các tình tiết này đã thuộc về nội dung của căn cứ thứ hai và thứ ba. Mặc dù vậy, luật hình sự Việt Nam vẫn coi các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự là căn cứ quyết định hình phạt độc lập để khi quyết định hình phạt, tòa án phải cân nhắc riêng các tình tiết này (nếu có) trong mối liên hệ với toàn bộ vụ án để quyết định giảm nhẹ hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự trong phạm vi khung hình phạt cho phép. Về tính chất pháp lí của các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự , cần lưu ý như sau:
– Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không chỉ là những tình tiết được quy định tại Điều 51 BLHS mà còn có thể là tình tiết khác được toà án xác định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để cân nhắc khi quyết định hình phạt.