Thông tư 43/2003/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo.
THÔNG TƯ CỦA BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN
Hướng dẫn thực hiện
Căn cứ vào Pháp lệnh Quảng cáo số 39/2001/PL-UBTVQH10 ngày 16 tháng 11 năm 2001;
Căn cứ vào
Căn cứ vào Nghị định số 63/2003/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hoá Thông tin;
Bộ Văn hoá Thông tin hướng dẫn thực hiện Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo như sau:
MỤC I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo phải tuân thủ các quy định của Pháp lệnh Quảng cáo; Nghị định số 24/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Quảng cáo (sau đây gọi tắt là Nghị định số 24/2003/NĐ-CP); các quy định cụ thể tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Một số từ ngữ trong Nghị định số 24/2003/NĐ-CP được hiểu như sau:
a) Nơi làm việc của các cơ quan nhà nước là trụ sở của cơ quan nhà nước các cấp; tổ chức chính trị, chính trị xã hội; doanh trại công an, quân đội;
b) Quảng cáo có diện tích lớn tại các đô thị là quảng cáo được thể hiện dưới hình thức bảng, biển, pa-nô và hình thức tương tự bằng các chất liệu khác nhau có diện tích một mặt từ 40 m2 (mét vuông) trở lên;
c) Hoạt động có xác định thời gian là hoạt động có xác định rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc như hội chợ, triển lãm, hội thi, hội diễn và các hoạt động khác;
d) Các hình thức tương tự bảng, biển, pa-nô, băng-rôn là bạt che, phướn, các vật thể, hình khối và các hình thức khác thể hiện sản phẩm quảng cáo;
đ) Nơi công cộng là những nơi có nhiều người qua lại hoặc tham gia hoạt động như chợ, nhà hàng, bến tàu, bến xe, nhà ga, quảng trường, khu du lịch, nơi hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải trí, các điểm giao cắt của các trục đường lớn;
e) Tác phẩm chính trị bao gồm văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng; sách kinh điển về Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; sách nghiên cứu lý luận chính trị; sách lịch sử và nghiên cứu về lịch sử; sách viết về các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước; sách hồi ký cách mạng; sách về văn bản quy phạm pháp luật; sách tuyên truyền pháp luật; sách giáo dục truyền thống; sách hướng dẫn nghiệp vụ của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội;
g) Dùng âm thanh gây tiếng ồn vượt qua độ ồn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam thực hiện theo quy định tại bản tiêu chuẩn Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 2351/1998/QĐ-BKHCNMT ngày 5 tháng 12 năm 1998 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ, mã số TCVN: 5949:1998);
h) Phụ trang, phụ bản (phụ trương) chuyên quảng cáo là số trang quảng cáo tăng thêm ngoài số trang báo chính và được phát hành cùng với số báo chính.
3. Tổ chức, cá nhân khi dùng hình ảnh, danh nghĩa của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo phải được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đó.
4. Đối với hàng hoá mà pháp luật không quy định người sản xuất phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như hàng nông sản, thực phẩm, thuỷ sản của nông dân và một số hàng hoá khác khi quảng cáo hàng hoá đó không cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng chủ quảng cáo và người phát hành quảng cáo phải đảm bảo tính trung thực, chính xác về chất lượng của hàng hoá quảng cáo.
5. Đối với hàng hoá, dịch vụ mà pháp luật quy định cấm quảng cáo dưới mọi hình thức thì biểu trưng (lô-gô), nhãn hiệu (tiếng Anh: traname, trademark) của loại hàng hoá, dịch vụ đó cũng bị cấm thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào trên các phương tiện quảng cáo.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568